Viêm gan tự miễn được công nhận là một rối loạn đa hệ có thể xảy ra đồng thời với các bệnh gan khác hoặc bệnh tự miễn. Bệnh lý này rất hiếm gặp, tỷ lệ người mắc bệnh chỉ khoảng 1.9/100000. Nếu không được phát hiện kịp thời và nhanh chóng điều trị, bệnh có thể chuyển biến xấu đi, gây nên những biến chứng khó lường, không thể phục hồi.
Bệnh viêm gan tự miễn là gì?
Viêm gan tự miễn (AIH) là căn bệnh mạn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào tế bào gan bình thường thay vì nhắm vào vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác xâm nhập vào cơ thể. Từ đó gây ra viêm nhiễm và tổn thương gan. Bệnh có thể tiến triển thành viêm gan xơ gan và suy gan nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh viêm gan tự miễn khá hiếm gặp, không lây nhiễm. Hiện nay, vẫn chưa có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Viêm gan tự miễn có 2 loại
Viêm gan tự miễn có 2 loại. Loại 1 phổ biến hơn, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, trong đó phụ nữ độ tuổi từ 15 đến 40 thường tiềm ẩn nguy cơ cao hơn. Loại 2 thường xảy ra ở các bé gái từ 2 đến 14 tuổi.
Khi một người bị viêm gan tự miễn, khả năng cao người đó cũng mắc đồng thời các bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh Crohn hoặc hội chứng Sjogren.
Nguyên nhân gây ra viêm gan tự miễn
Bệnh viêm gan tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch không phân biệt được các mô, tế bào khỏe mạnh với tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng này. Đó có thể là do yếu tố di truyền hoặc tác động của môi trường.
Viêm gan tự miễn là căn bệnh gây ra bởi chính hệ thống miễn dịch
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan tự miễn bao gồm:
- Nữ giới: Bệnh thường xảy ra phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
- Tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng: Bệnh viêm gan tự miễn có thể khởi phát sau khi một số loại vi khuẩn xâm nhập cơ thể như virus sởi, herpes hoặc virus Epstein-Barr.
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị: Các loại thuốc như kháng sinh (nitrofurantoin hay minocycline) và thuốc điều trị rối loạn lipid máu (atorvastatin) đều có thể liên quan đến bệnh viêm gan tự miễn.
- Di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy bệnh viêm gan tự miễn có thể di truyền trong gia đình. Do đó, nếu trong gia đình bạn có người mắc phải bệnh này, nguy cơ của bạn sẽ cao hơn.
- Mắc một căn bệnh tự miễn khác: Người đã từng hoặc đang mắc một căn bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, cường giáp,… thường có nguy cơ bị viêm gan tự miễn cao hơn.
Triệu chứng của bệnh viêm gan tự miễn
Bệnh viêm gan tự miễn khởi phát âm thầm, phần lớn các triệu chứng xuất hiện từ từ trong vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí là vài năm. Nhiều trường hợp không có triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh.
Dấu hiệu thường gặp nhất là mệt mỏi, cảm thấy không khỏe, khó chịu, buồn nôn, đau cơ và khớp (đặc biệt vào buổi sáng), có thể kèm theo vàng da nhẹ. Khi vàng da trở nên rõ ràng hơn đồng nghĩa với bệnh đã chuyển biến tệ hơn.
Ngoài ra, ở người bệnh là nữ, rối loạn kinh nguyệt cũng được xem như triệu chứng thường gặp và có giá trị gợi ý rất lớn. Thông thường, người bệnh sẽ mất một hoặc hai chu kỳ kinh nguyệt và điều này xảy ra cùng lúc với một đợt vàng da nặng. Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da cũng là các biểu hiện hay gặp.
Chỉ có một số ít (khoảng 25%) khởi phát bệnh với biểu hiện như viêm gan virus cấp tính như:
- Sốt.
- Ngứa ngáy, phát ban.
- Đau bụng.
- Buồn nôn.
- Đau khớp.
- Vàng da.
- Nước tiểu có màu vàng sậm.
Chảy máu cam là biểu hiện thường gặp ở người bệnh viêm gan tự miễn
Những trường hợp bệnh nặng thường có thêm biểu hiện khác như bụng chứa dịch lỏng (báng bụng, cổ chướng) và choáng váng. Giai đoạn này người mắc có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh xơ gan và suy gan.
>>XEM THÊM: Điểm mặt các triệu chứng của bệnh viêm gan mà bạn cần biết
Bệnh viêm gan tự miễn có nguy hiểm không? Sống được bao lâu?
Viêm gan tự miễn không được điều trị kịp thời có thể hình thành nên mô sẹo vĩnh viễn ở gan (xơ gan). Các biến chứng thường gặp của viêm gan tự miễn do gan bị viêm nhiễm nặng, xơ hóa bao gồm:
- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Máu từ lá lách, ruột và tuyến tụy đi vào gan nhờ vào một mạch máu lớn gọi là tĩnh mạch cửa. Nếu khối mô sẹo cản trở lưu thông qua gan, dòng di chuyển của máu ứ trệ, dẫn đến tăng áp lực trong tĩnh mạch cửa.
- Giãn tĩnh mạch thực quản: Khi con đường di chuyển qua tĩnh mạch cửa bị chặn, máu có thể chảy ngược vào các mạch máu khác - chủ yếu là trong dạ dày và thực quản. Các mạch máu này có thành mỏng, nếu phải chứa lượng máu quá mức cho phép sẽ bị giãn và vỡ, gây xuất huyết. Đây là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng, đòi hỏi can thiệp y tế ngay lập tức.
- Báng bụng (cổ chướng): Bệnh về gan có thể gây tích tụ một lượng lớn dịch trong bụng, gây khó chịu cho người mắc. Đây thường là dấu hiệu của xơ gan tiến triển.
- Suy gan: Điều này xảy ra khi tổn thương tế bào gan lan rộng, khiến gan không còn thực hiện được các chức năng một cách đầy đủ. Tại thời điểm này, lựa chọn điều trị duy nhất là ghép gan.
- Ung thư gan: Những người bị xơ gan tiến triển từ viêm gan tự miễn sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
Nếu phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, người mắc viêm gan tự miễn vẫn có thể chung sống bình thường với bệnh. Khi được điều trị tốt, tình trạng viêm sẽ cải thiện dần và chức năng gan cũng được phục hồi như bình thường. Tuy nhiên, nếu bệnh không được kiểm soát tốt, người bệnh sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là có nguy cơ tử vong cao.
Viêm gan tự miễn có chữa được không?
Viêm gan tự miễn có chữa được không còn tùy vào thời điểm phát hiện bệnh. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi rất cao.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn, người mắc cần thực hiện những thói quen sau:
- Luôn tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi tình trạng bệnh lý.
- Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của các bác sĩ, tuyệt đối không tùy tiện tự ngưng đơn thuốc do bác sĩ kê.
- Hạn chế tối đa các chất kích thích độc hại tới gan như rượu, bia,…
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.
Tập luyện thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện viêm gan tự miễn
Bệnh viêm gan tự miễn có lây không?
Vì căn bệnh này có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm nên rất nhiều người lo lắng viêm gan tự miễn có lây không? Như đã đề cập ở trên, các yếu tố được xem là có nguy cơ cao gây ra viêm gan tự miễn là: Di truyền, hệ miễn dịch rối loạn, virus tấn công, môi trường,...
Do đó, khác với các loại viêm gan do virus gây ra, viêm gan tự miễn không lây từ người này sang người khác.
Thảo dược giúp điều hòa miễn dịch và tăng cường chức năng gan
Hiện nay, chưa có biện pháp phòng ngừa viêm gan tự miễn hiệu quả, vì thế bạn cần giữ cho cơ thể thật khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng để giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng nếu không may mắc bệnh.
Nhiều loại thảo dược đã được chứng minh có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời giúp bảo vệ, cải thiện chức năng gan như:
- Kế sữa: Thảo dược này đem lại rất nhiều lợi ích cho gan. Nghiên cứu y học về cây kế sữa và sức khỏe gan của Anton cùng cộng sự (năm 2020) cho thấy, hoạt chất silymarin trong kế sữa có khả năng chống oxy hóa, giúp giảm viêm và thúc đẩy sửa chữa tế bào, cải thiện triệu chứng của các bệnh lý ở gan. Với sự phát triển của công nghệ bào chế, Silybin - thành phần tinh chế từ Silymarin - kết hợp với phospholipids cho ra công thức màng tế bào giúp tăng hấp thu và hướng trúng đích tại gan.
- Diệp hạ châu đắng: Theo báo cáo của nghiên cứu về tác động chống oxy hóa và bảo vệ gan của phyllanthus trong diệp hạ châu đắng (năm 2011), hoạt chất này có khả năng hạ men gan, giảm độc tố ở tế bào ung thư gan. Ngoài ra, còn giúp bảo vệ các enzym gan, giảm mức độ tổn thương gan do chất độc hóa học gây ra.
- Cà gai leo: Đã có nhiều nghiên cứu và bằng chứng khoa học về công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan của loài cây này, đặc biệt là đối với bệnh viêm gan virus B. Cà gai leo giúp giải độc gan, ngăn ngừa sự tiến triển của xơ gan vô cùng hiệu quả.
Cà gai leo có thể làm chậm sự tiến triển của xơ gan
Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm kết hợp nhiều loại thảo dược với nhau để nâng cao hiệu quả. Bạn cần chú ý lựa chọn sản phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những điều cần biết về bệnh viêm gan tự miễn. Tuy đây là căn bệnh hiếm gặp, nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng để lại thông tin dưới phần bình luận để nhận được giải đáp từ chuyên gia.
Nguồn tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7140758/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25755316/