Viêm gan A là bệnh lý thường gặp ở người trong độ tuổi từ 5 - 14. Bệnh thường diễn biến lành tính, tuy nhiên, một số trường hợp cũng có thể gây suy gan cấp nặng và tử vong. Vậy viêm gan A lây qua đường nào? Bệnh viêm gan A có gây nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan A?
Bệnh viêm gan A là gì?
Viêm gan A là bệnh cấp tính do virus viêm gan A gây ra và thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 5 - 14. Bệnh thường lành tính và không gây tổn thương lâu dài. Sau khi được điều trị khỏi, người bệnh thường có miễn dịch suốt đời.
Theo một số báo cáo, bệnh viêm gan A tập trung ở các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và Trung Đông. Bệnh viêm gan A khiến các tế bào gan bị tổn thương, làm suy giảm chức năng gan nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh viêm gan A tập trung ở các nước thu nhập thấp và trung bình với điều kiện vệ sinh kém
Viêm gan A lây qua đường nào?
Bệnh viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Người bệnh nhiễm virus viêm gan A khi:
- Ăn thức ăn hoặc đồ uống bị nhiễm virus viêm gan A. Thực phẩm nhiễm nhiễm virus viêm gan A có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào: Trồng trọt, thu hoạch, chế biến và ngay cả sau khi nấu chín. Trong giai đoạn chế biến, sự lây nhiễm virus viêm gan A xảy ra khi người chuẩn bị thức ăn không tuân thủ quy trình vệ sinh tay. Do đó, viêm gan A thường phổ biến ở các nước có điều kiện vệ sinh kém.
- Tiếp xúc giữa người với người: Viêm gan A có thể lây lan khi tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh như sử dụng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt,... Quan hệ tình dục bằng đường miệng - hậu môn cũng là con đường lây lan virus viêm gan A.
- Khác với bệnh viêm gan B và viêm gan C, viêm gan A rất hiếm khi lây qua đường máu.
Bệnh viêm gan A chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa
Bệnh viêm gan A có gây nguy hiểm không?
Viêm gan A là bệnh nhiễm trùng ngắn hạn và không trở thành mạn tính. Bệnh thường diễn biến lành tính, chức năng gan có thể phục hồi hoàn toàn sau khi điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể tiến triển thành suy gan cấp tính (viêm gan tối cấp) và gây tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính trong năm 2016 trên toàn thế giới có 7.134 người tử vong do virus viêm gan A (chiếm 0,5% tỷ lệ tử vong do viêm gan virus). Tuổi cao, có tiền sử mắc bệnh gan mạn tính hay suy giảm miễn dịch là những nguy cơ khiến bệnh viêm gan A trở nên trầm trọng hơn.
Một số biến chứng không điển hình cũng có thể xảy ra ở người bệnh viêm gan A bao gồm các biểu hiện trên thần kinh, huyết học, tụy và thận.
Bệnh viêm gan A chiếm 0,5% tỷ lệ tử vong trong các bệnh viêm gan virus
Cách điều trị viêm gan A
Bệnh viêm gan A hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phương pháp điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng, tránh tác nhân gây hại gan và phục hồi lại các tế bào gan bị tổn thương.
Điều trị các triệu chứng do virus viêm gan A gây ra
Bệnh viêm gan A thường gây ra các triệu chứng như: Sốt, đau mỏi cơ, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da. Có thể giảm thiểu những triệu chứng này bằng các biện pháp điều trị hỗ trợ như:
Chế độ chăm sóc:
- Nghỉ ngơi và tập luyện nhẹ nhàng.
- Chế độ dinh dưỡng giàu đạm, vitamin và hạn chế mỡ động vật. Ăn nhiều hoa quả tươi.
- Hạn chế rượu bia và các thuốc gây độc cho gan như paracetamol.
Thuốc điều trị:
- Thuốc lợi mật (sử dụng khi có triệu chứng vàng da, vàng mắt): Chophytol, sorbitol,...
- Thuốc lợi tiểu (sử dụng khi người bệnh tiểu ít): Thường bắt đầu với nhóm kháng aldosteron (spironolacton), có thể kết hợp với thuốc lợi tiểu khác như furosemid nếu việc điều trị đơn độc bằng spironolacton không mang lại hiệu quả.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ phục hồi chức năng gan
Cho đến nay, bệnh viêm gan A vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nhờ tích cực điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng gan. Các biện pháp nêu trên tuy giúp làm giảm triệu chứng nhưng chưa giải quyết được vấn đề lâu dài, đó là tăng cường chức năng gan, phục hồi tế bào gan bị tổn thương.
Do đó, bên cạnh kiểm soát triệu chứng, người bệnh viêm gan A cần sử dụng các thảo dược hỗ trợ phục hồi chức năng gan nhằm rút ngắn thời gian điều trị.
Từ lâu trong dân gian, có nhiều loại thảo dược được biết đến với công dụng tuyệt vời trên gan. Trong số đó phải kể đến cây kế sữa, diệp hạ châu đắng, cà gai leo, cây lồng đèn,...
- Cây kế sữa: Silybin là thành phần chính trong cây kế sữa có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan. Silybin có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và bảo vệ tế bào gan. Bên cạnh đó, Silybin còn giúp kích thích tái tạo tế bào gan và giải độc gan. Nghiên cứu mới nhất của SS Sun và cộng sự (năm 2017) cho thấy phức hợp màng tế bào Silybin Phospholipids giúp tăng khả năng hướng đích tại gan, chống viêm, giảm tổn thương ty thể và tăng cường chuyển hóa ở gan.
- Diệp hạ châu đắng: Dân gian hay thường gọi là cây chó đẻ răng cưa, giúp tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết và lợi tiểu. Diệp hạ châu thường được sử dụng trong bài thuốc chữa các bệnh về gan bởi công dụng chống viêm, bảo vệ tế bào gan, chống lại các tác nhân độc hại với gan.
- Cà gai leo: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, glycoalcaloid trong cà gai leo giúp chống oxy hóa, chống viêm, ức chế xơ gan tiến triển.
Sử dụng thảo dược giúp tăng cường chức năng gan cho người bệnh viêm gan A
Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm virus viêm gan A?
Bệnh viêm gan A hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng, vệ sinh cá nhân và môi trường.
Tiêm phòng vacxin ngừa virus viêm gan A
Tiêm phòng vacxin ngừa virus viêm gan A là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm. Vacxin viêm gan A được tiêm cho đối tượng từ 1 tuổi trở lên với lịch trình 2 mũi. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm cách nhau từ 6 - 18 tháng. Vacxin viêm gan A tương đối an toàn và tạo ra miễn dịch suốt đời. Các đối tượng sau được khuyến nghị tiêm phòng:
- Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người trưởng thành.
- Người có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan A:
- Những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus viêm gan A do đặc thù công việc: Nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên y tế,…
- Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ bằng miệng, quan hệ đồng giới nam.
- Người đi du lịch ở những khu vực có tỷ lệ viêm gan A cao.
- Người có tiên lượng bệnh nặng nếu nhiễm virus viêm A:
- Người mắc bệnh gan mạn tính.
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu, người già, người mắc nhiều bệnh lý nền,...
Tiêm phòng vacxin viêm gan A là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm
Vệ sinh sạch sẽ phòng lây nhiễm virus
Con đường lây nhiễm chủ yếu của virus viêm gan A là đường tiêu hóa. Do đó, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để ngăn chặn tối đa sự lây nhiễm virus. Cần thực hiện tốt các biện pháp sau để phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan A:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước lúc ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không nên ăn hải sản sống hoặc chưa nấu chín từ các khu vực bị ô nhiễm.
- Ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ thực phẩm trước khi chế biến.
Bài viết trên đã trả lời cho quý đọc giả câu hỏi: “Viêm gan A lây qua đường nào?”. Viêm gan A tuy là bệnh lý lành tính nhưng vẫn có khả năng gây tử vong cao. Do đó, mỗi chúng ta không nên chủ quan mà cần thực hiện tốt các biện pháp chủ động phòng bệnh. Đối với những người đã nhiễm virus viêm gan A, cần tuân thủ chế độ sinh hoạt, điều trị và sử dụng các thảo dược giúp phục hồi chức năng ga nhanh chóng.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng bình luận dưới bài viết để nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ chuyên gia.