Xơ gan ngày càng phổ biến trong cộng đồng với tỷ lệ tử vong cao. Để chẩn đoán chính xác xơ gan bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm xơ gan cần thiết. Cùng tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng xơ gan dưới đây cùng biện pháp cải thiện bệnh từ thảo dược.
Triệu chứng lâm sàng chẩn đoán xơ gan
Để chẩn đoán sơ bộ tình trạng sức khỏe toàn trạng của bạn, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng thông qua các triệu chứng biểu hiện ra ngoài. Một số dấu hiệu nhận biết xơ gan như:
- Bụng phình to, đầy trướng.
- Sờ hạ sườn phải thấy gan to hơn bình thường hoặc teo lại.
- Nữ hóa tuyến vú ở nam giới (ngực to hơn).
- Lòng bàn tay son.
- Da và mắt vàng.
- Các mạch máu đỏ nổi rõ trên da.
Đau hạ sườn phải là dấu hiệu nghi ngờ mắc xơ gan
Bên cạnh triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi thăm về các bệnh bạn từng mắc, yếu tố gia đình hay thói quen, lối sống không khoa học của bạn.
>>> XEM THÊM: Bệnh xơ gan có lây không? Xem ngay để biết câu trả lời!
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh xơ gan
Nếu bạn có xuất hiện các triệu chứng của bệnh xơ gan hoặc có nguy cơ mắc bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định để làm thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác bệnh.
Xét nghiệm máu chẩn đoán xơ gan
Xét nghiệm máu sẽ giúp đo lường nồng độ enzyme và protein do gan tạo ra như:
- Enzyme gan ALT và AST: Enzyme này có tác dụng phân hủy protein và acid amin. Khi nồng độ cao chứng tỏ gan của bạn đang có những tổn thương viêm hoặc bệnh lý nào đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xơ gan thì nồng độ 2 enzyme này vẫn bình thường.
- Nồng độ albumin: Đây là protein được tạo ra bởi gan, khi gan bị tổn thương thì nồng độ albumin sẽ giảm xuống.
- Nồng độ bilirubin: Gan thường loại bỏ bilirubin ra khỏi máu và thải ra ngoài theo phân. Nhưng trong bệnh xơ gan, bilirubin sẽ tích tụ lại trong máu và gây ra vàng da, vàng niêm mạc mắt.
- Creatinin: Đây là chất thải do cơ bắp của bạn tạo ra và thận chịu trách nhiệm loại bỏ nó theo đường nước tiểu. Creatinin cao là một dấu hiệu tổn thương thận ở người bệnh xơ gan giai đoạn cuối.
- Xét nghiệm nồng độ natri trong máu: Nếu nồng độ natri trong máu có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị xơ gan.
Xét nghiệm máu giúp đánh giá chính xác được chức năng gan
Ngoài ra, bạn có thể được yêu cầu thêm một số xét nghiệm khác như:
- Công thức máu toàn bộ (CBC): Kiểm tra tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu để đánh giá sức khỏe toàn trạng.
- Xét nghiệm tìm virus viêm gan trong máu
- Xét nghiệm máu kiểm tra bệnh tự miễn, bệnh Wilson, bệnh huyết sắc tố và một số bệnh khác.
>>> XEM THÊM: Những điều cần biết về 5 loại bệnh viêm gan virus hiện nay
Xét nghiệm hình ảnh đánh giá chức năng gan
Bạn có thể được yêu cầu xét nghiệm hình ảnh để đánh giá kích thước, bề mặt và sẹo gan. Một số xét nghiệm hình ảnh gan được chỉ định như:
- Chụp cắt lớp: Sử dụng tia X để tạo ra hình chi tiết về gan.
- Chụp cộng hưởng từ: Dùng nam châm và sóng vô tuyến để cho ra hình ảnh về gan.
- Siêu âm gan: Đây là phương pháp không can thiệp được sử dụng nhiều để chẩn đoán các bệnh về gan. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về gan.
- Nội soi: Thường được chỉ định để tìm kiếm các mạch máu bất thường trong gan. Điều này thường do các vết sẹo trong xơ gan làm ngăn chặn sự lưu thông của máu trong tĩnh mạch cửa tới gan. Theo thời gian, tăng áp lực tĩnh mạch cửa các thể gây giãn và vỡ tĩnh mạch.
- Đo độ đàn hồi thoáng qua bằng cộng hưởng từ: Đây là xét nghiệm mới giúp đánh giá độ cứng của gan do sẹo gan gây ra. Phương pháp này chưa phổ biến chứng nó cho phép đánh giá tình trạng của gan nhưng không xâm lấn.
Xét nghiệm hình ảnh giúp đánh giá kích thước, độ đàn hồi và tĩnh mạch gan
Sinh thiết chẩn đoán chính xác xơ gan
Sinh thiết gan là quá trình bác sĩ sử dụng một cây kim mỏng, gây tê vùng da bụng và lấy ra một mẫu mô nhỏ ở gan. Có thể sử dụng chụp CT, siêu âm hoặc phương pháp xét nghiệm hình ảnh khác để có thể định hướng kim.
Mẫu mô sẽ được xem xét dưới kính hiển vi để tìm ra các tổn thương gan. Phương pháp này cho phép chẩn đoán xơ gan và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Phòng ngừa và cải thiện xơ gan hiệu quả bằng thảo dược
Xét nghiệm xơ gan sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác xem mình có mắc bệnh gan hay không. Để có thể phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả thì bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ gan.
Hiện nay, để phòng ngừa và cải thiện bệnh lý xơ gan nhiều người bệnh tin dùng thảo dược và thành phần Silybin phospholipids. Đây là sự kết hợp có tác dụng toàn diện, an toàn cho người bệnh xơ gan như:
Hỗ trợ ức chế sự phát triển của mô xơ, mô sẹo gan
Silybin là thành phần tinh chế từ hỗn hợp Silymarin của cây kế sữa. Các nhà khoa học đã tạo ra phức hợp Silybin phospholipids có cấu trúc màng tế bào để tăng khả năng hướng trúng cơ quan đích là gan lên gấp nhiều lần. Trong nghiên cứu năm 2019 của tác giả SS Sun và cộng sự, phức hợp Silybin phospholipids có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, bảo vệ tế bào rất tốt, từ đó giúp giảm biểu hiện của bệnh gan nhiễm mỡ, giảm sưng ty thể và tăng cường chuyển hóa tại gan.
Silybin tinh chế từ cây kế sữa kết hợp với phospholipids giúp tăng tác dụng trên gan
Cà gai leo là thảo dược nổi tiếng được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh về gan. Trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của bác sĩ Trịnh Xuân Hòa (Bệnh viện Quân y 103) năm 1999, cà gai leo được chứng minh giúp giảm nồng độ men gan và giảm tải lượng virus gây viêm gan đáng kể. Ngoài ra nhờ thành phần alkaloid và flavonoid có trong thảo dược này giúp bảo vệ gan trước những tổn thương hình thành sẹo và hỗ trợ ức chế sự phát triển của xơ gan.
Giải độc và tăng cường chức năng gan
Diệp hạ châu đắng (cây chó đẻ răng cưa) có tác dụng thải độc, mát gan, ngăn chặn sự phát triển của những tổn thương tế bào gan.
Lồng đèn có tính mát, giúp thanh nhiệt, tán kết. Gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt chất trong cây lồng đèn có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa gốc tự do, hỗ trợ phục hồi, tái tạo tế bào gan.
Cây lồng đèn giúp thải độc, mát gan và hỗ trợ tái tạo tế bào gan
Sự kết hợp của các thành phần giúp bảo vệ gan toàn diện trước nguy cơ bệnh xơ gan tiến triển.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về xét nghiệm xơ gan và cách cải thiện từ thảo dược an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết cũng như cần thêm thông tin của thành phần Silybin phospholipids, vui lòng để lại thông tin liên lạc hoặc câu hỏi dưới phần bình luận.