U gan nguyên bào khá hiếm gặp, thường chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ và hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những thông tin về bệnh u gan nguyên bào. Hãy cùng theo dõi!
Nguyên nhân u gan nguyên bào hay gặp ở trẻ em
U gan nguyên bào là loại u gan ác tính thường xảy ra ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Đa số trẻ mắc u gan nguyên bào ở 18 tháng tuổi và phát hiện bệnh khi được 1 tuổi. Trong đó, các bé trai bị ảnh hưởng nhiều hơn bé gái. Các tế bào ung thư gan nguyên bào có thể di căn tới những khu vực khác trong cơ thể, đặc biệt là phổi.
Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa biết rõ tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy u gan nguyên bào có liên quan mật thiết với một số vấn đề sức khỏe ở trẻ nhỏ như:
- Hội chứng Beckwith – Wiedemann (BWS): Hội chứng này là sự kết hợp của nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh Porphyria, khối u Wilms. Những trẻ mắc BWS lúc mới sinh cân nặng thường lớn, lưỡi to, dị tật cơ quan tiết niệu sinh dục. Những trẻ BWS không những bị u gan nguyên bào mà còn có thể mắc các bệnh khác như u nguyên bào thần kinh, ung thư vỏ thượng thận,...
- Bệnh đa polyp tuyến có tính chất gia đình (FAP): Được xếp vào nhóm bệnh hiếm gặp ở đường tiêu hóa và di truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình. Những trẻ mắc FAP có tỷ lệ bị u gan nguyên bào là 1,5%.
- Tăng sản một bên hay phì đại nửa người: Là tình trạng một bên cơ thể phát triển hơn so với bên còn lại.
- Trẻ sinh non hoặc có cân nặng thấp khi mới sinh.
Ngoài ra, trẻ bị u gan nguyên bào còn do các yếu tố nguy cơ khác như: Mẹ mắc bệnh về gan, mẹ hút thuốc và lạm dụng rượu bia trong thời kỳ mang thai, mẹ dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài, mẹ mang thai ở độ tuổi còn khá nhỏ,...
>>>XEM THÊM: U gan đa ổ: Dấu hiệu và cách điều trị
Các giai đoạn u gan nguyên bào ở trẻ em
Bệnh u gan nguyên bào có 4 giai đoạn. Cụ thể:
Giai đoạn I: Triệu chứng trên lâm sàng của u gan nguyên bào thường mờ nhạt do kích thước khối u còn khá bé do chỉ có một thùy gan bị xâm lấn và chỉ nằm trong gan, chưa di căn sang bộ phận khác. Ở giai đoạn này có thể loại bỏ tế bào ung thư bằng phẫu thuật.
Giai đoạn II: Xảy ra khi quá trình phẫu thuật ở giai đoạn I chưa cắt bỏ được hoàn toàn khối u và có 2 thùy gan bị xâm lấn.
Giai đoạn III: Ở giai đoạn này các khối u đã phát triển và có đến 2-3 thùy gan bị tổn thương. Vì thế thường không loại bỏ được hoàn toàn các khối u. Đôi khi các khối u này còn được tìm thấy trong các hạch bạch huyết.
Giai đoạn IV: Là giai đoạn cả 4 thùy gan bị tổn thương và tế bào ung thư di căn hay lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Các giai đoạn bệnh u gan nguyên bào
Tùy thuộc vào từng giai đoạn, kích thước của khối u và vị trí di căn mà bệnh sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Cụ thể:
- Trẻ biếng ăn, buồn nôn, nôn, hơi sốt nhẹ nhưng kéo dài. Bé trai mắc bệnh u gan nguyên bào thường dậy thì sớm.
- Đau bụng, bụng hơi to.
- Sờ thấy khối u ở bụng, khi khám thấy gan to.
Chẩn đoán u gan nguyên bào
Chẩn đoán u gan nguyên bào chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Phương tiện dùng để chẩn đoán u gan nguyên bào gồm:
- Siêu âm ổ bụng: Dùng để kiểm tra hình ảnh tổn thương cấu trúc gan. Siêu âm ổ bụng là phương pháp y học an toàn, không gây đau đớn cho người bệnh. Người bệnh nên đi siêu âm vào buổi sáng và cần nhịn đói trong khoảng 6 - 8 giờ để có kết quả chính xác nhất.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Phương pháp này có tác dụng xác định vị trí, kích thước và số lượng khối u.
- Xét nghiệm nồng độ AFP (Alpha-fetoprotein) trong máu: AFP được dùng như một chỉ số sinh học để xác định sự có mặt các khối u ở gan và giúp xác định tỷ lệ điều trị thành công. Tại thời điểm chẩn đoán, chỉ số AFP trên 500 ng/ml là dấu hiệu chỉ ra u gan nguyên bào.
- Chụp cộng hưởng từ ổ bụng: Phương pháp này để xác định tế bào ung thư ở cả trong và ngoài tế bào gan.
- Một số phương pháp khác: X-quang ngực, sinh thiết gan, xét nghiệm máu,…
Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện u gan nguyên bào
Phương pháp điều trị u gan nguyên bào
Tùy từng giai đoạn của bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tất cả đều hướng đến loại bỏ các khối u nhiều nhất có thể.
Phẫu thuật loại bỏ khối u
Phẫu thuật là phương pháp hàng đầu trong điều trị u gan nguyên bào ở trẻ nhỏ. Người bệnh mắc u gan nguyên bào ở giai đoạn I được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u. Khi cả 2 tiêu chí là kích thước và số lượng của khối u nằm trong ngưỡng cho phép bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u cho người bệnh.
Sau phẫu thuật, người bệnh được theo dõi sát sao do thể tích gan lúc này kém hơn thể tích gan ban đầu. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như tiêu chảy, rụng tóc, mệt mỏi hơn, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn,...
Một số triệu chứng muộn người bệnh có thể gặp sau phẫu thuật như vấn đề về thận hay tim. Vì thế người bệnh cần tái khám định kỳ 3 - 6 tháng/lần để đánh giá tình trạng sức khỏe.
Hóa trị trước hoặc sau phẫu thuật u gan
Phương pháp hóa trị sử dụng thuốc để hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Khi các tế bào ung thư quá lớn và nhiều, bệnh nhi sẽ được điều trị hóa trị bổ trợ trước để làm giảm kích thước các khối u sau đó mới tiến hành phẫu thuật.
Thuốc hóa trị thường được sử dụng qua 3 con đường chính là tiêm tĩnh mạch, truyền vào tĩnh mạch và uống.
Trước khi tiến hành hóa trị cho bệnh nhi, bác sĩ sẽ thảo luận với gia đình về liều lượng và cách dùng thuốc dựa vào kết quả ở bước cận lâm sàng.
Điều trị hóa trị bổ sung thường được áp dụng sau phẫu thuật nhằm loại bỏ các vi di căn mà phẫu thuật không can thiệp được.
Xạ trị diệt tế bào ung thư
Xạ trị là phương pháp sử dụng năng lượng từ chùm tia xạ tập trung vào khối u từ đó ngăn chặn sự phát triển các khối u và hạn chế tối đa tổn thương cho gan.
Xạ trị là phương pháp điều trị hiện đại được áp dụng chủ yếu ở các nước đang phát triển. Phương pháp này sử dụng các trang thiết bị tân tiến, yêu cầu công tác chuẩn bị cẩn thận tỉ mỉ và được thực hiện bởi nhiều chuyên gia.
Xạ trị để điều trị u gan nguyên bào
Ghép gan khi không thể cắt bỏ khối u
Ghép gan là phương pháp điều trị thay thế một phần hoặc toàn bộ tế bào gan.
Thông thường, người bệnh được cấy ghép gan khi tế bào ung thư nhiều hơn các tế bào lành nên không thể tiến hành cắt bỏ khối u. Phương pháp cấy ghép gan cần từ 2-3 bác sĩ chuyên môn cao thực hiện cùng với các y tá hỗ trợ. Thời gian phẫu thuật cấy ghép gan kéo dài khá lâu (trung bình từ 4 giờ tới 18 giờ).
Điều trị triệu chứng u gan nguyên bào
Tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhi mà bác sĩ sẽ đề cập với gia đình phương pháp điều trị khác nhau phù hợp với thể trạng của trẻ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kết hợp điều trị nhiều phương pháp cho người bệnh.
Sử dụng các thảo dược hỗ trợ tăng cường chức năng gan
Để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, bố mẹ có thể cho con sử dụng thêm thảo dược với tác dụng bổ gan đã được các chuyên gia khuyến cáo như kế sữa, diệp hạ châu, cà gai leo,....
Trong kế sữa chứa hoạt chất Silybin có tác dụng bảo vệ tế bào gan. Với sự phát triển của khoa học hiện đại, con người đã tạo ra phức hợp Silybin phospholipids. Phức hợp này đã được chứng minh dựa trên nghiên cứu của nhóm tác giả gồm SS Sun, YX Wu và ML Cheng vào năm 2019 tại Trung Quốc với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường khử độc ở gan,...
Theo nghiên cứu ở Ấn độ của nhóm tác giả Rajesh Krithika, Ramtej J Verma và Pranav S Shrivastav (năm 2011) đã chỉ ra thành phần chiết xuất từ cây diệp hạ châu đắng là Phyllanthin có tác dụng bảo vệ enzym gan cũng như tế bào gan khỏi các tác nhân độc hại.
Từ xa xưa, cà gai leo đã được dùng để điều trị các bệnh lý về gan. Cà gai leo có tác dụng giảm nồng độ men gan trong máu về ngưỡng cho phép, giúp điều trị các triệu chứng lâm sàng của u gan nguyên bào,...
Các thảo dược bổ gan bao gồm kế sữa, cà gai leo, diệp hạ châu đắng
Biện pháp phòng ngừa u gan nguyên bào
Để giảm thiểu tỷ lệ trẻ mắc u gan nguyên bào, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Tầm soát trước khi mang thai: Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, trước khi quyết định mang thai, người mẹ cần khám sức khỏe nhằm kiểm tra xem có mang virus HBV trong cơ thể hay không. Tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan cho cả mẹ và bé. Đối với trẻ em nên tiêm ngay sau sinh.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá trong quá trình mang thai.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 - 6 tháng/lần để cập nhật tình trạng sức khỏe thường xuyên và giúp phát hiện sớm các bệnh lý phát triển thầm lặng.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, ưu tiên chọn những thực phẩm giàu vitamin, ít béo.
- Thực hiện chế độ ăn nhạt, uống đủ nước và nên tập luyện thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe, ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng.
- Hạn chế ăn nội tạng động vật, đồ ăn đóng sẵn, đồ cay nóng, thực phẩm đông lạnh và nhiều dầu mỡ,...
Bài viết trên đã giúp quý đọc giả giải đáp thắc mắc tại sao u gan nguyên bào thường gặp ở trẻ em. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin liên lạc, chuyên gia của chúng tôi sẽ sớm liên hệ và giải đáp tất cả câu hỏi của bạn.
Tài liệu tham khảo