Viêm gan B là căn bệnh phổ biến và được xem như vấn đề y tế toàn cầu hiện nay. Nhiều người bệnh lo lắng là viêm gan B có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh như thế nào? Cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Viêm gan B có nguy hiểm không? Biến chứng của viêm gan B
Viêm gan B chia thành 2 giai đoạn là cấp và mạn tính. Phần lớn người mắc viêm gan B cấp tính có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, việc điều trị gặp nhiều khó khăn và bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Viêm gan B được chia thành 2 giai đoạn cấp tính và mạn tính
Tiến triển thành xơ gan
Viêm gan nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến tế bào gan bị xơ hóa, hình thành nên các mô xơ, mô sẹo (xơ gan).
Biểu hiện viêm gan xơ gan thường nghèo nàn và không rõ rệt trước khi bệnh tiến triển tới giai đoạn cuối hoặc ung thư gan với các biểu hiện:
- Chán ăn, sụt cân, buồn nôn.
- Có sự thay đổi màu da: Vàng da toàn thân, củng mạc mắt vàng.
- Giảm nhu cầu sinh lý.
- Đau bàn tay và chân, cuối cùng đau khắp cơ thể.
- Phù chân, báng bụng: Việc tăng áp lực cửa và giảm đạm máu gây ra tình trạng phù chân, tích tụ dịch ở bụng gọi là báng bụng. Báng bụng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng dịch báng. Lúc này, người bệnh có thể bị sốt và đau bụng dữ dội, đi cầu ra phân lỏng.
Viêm gan mạn tính tiến triển thành xơ gan
Hội chứng suy tế bào gan
Hội chứng suy tế bào gan là thuật ngữ mô tả tình trạng chức năng gan suy giảm. Lúc này, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chán ăn, kiệt sức, cơ thể xanh xao, ăn uống khó tiêu, cảm giác buồn nôn, có sự thay đổi màu da, nước tiểu sẫm màu.
Ngoài ra, suy gan còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người bệnh:
- Nữ giới: Bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh.
- Nam giới: Rối loạn cương dương, teo tinh hoàn, ngực to bất thường.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng hơn dẫn tới bệnh não gan (hôn mê gan), rối loạn đông máu thường xuyên với biểu hiện chảy máu cam, chảy máu chân răng, có nguy cơ tử vong cao.
Các triệu chứng suy tế bào gan như sốt, chán ăn, mệt mỏi, vàng da,...
Biến chứng não gan (hôn mê gan)
Não gan là tình trạng rối loạn hành vi, ý thức và có thể dẫn đến hôn mê do chức năng gan bị rối loạn ảnh hưởng tới não.
Khi gan bị xơ hóa làm cho các độc tố không được chuyển hóa, đào thải, lâu ngày sẽ tích tụ trong cơ thể. Thông thường, gan sẽ chuyển hóa amoniac thành urê ít độc hại hơn và thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Tuy nhiên, người mắc viêm gan B khiến chức năng gan bị suy giảm, không chuyển hóa được amoniac, đặc biệt là những đối tượng đã tiến triển thành xơ gan. Nhiễm độc amoniac là nguyên nhân hàng đầu gây hội chứng não gan.
Bệnh não gan được chia thành 4 giai đoạn với các triệu chứng cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Người bệnh bắt đầu giảm nhận thức, hơi lú lẫn, bị mất tập trung, suy giảm khả năng nhận biết.
- Giai đoạn 2: Người bệnh lừ đừ, bị rối loạn định hướng về thời gian. Tính cách, hành vi, nhận thức thay đổi rõ.
- Giai đoạn 3: Người bệnh mất định hướng thời gian, có biểu hiện ngủ gà, nửa mê nửa tỉnh. Cảm xúc, cảm giác lẫn lộn, lú lẫn rõ.
- Giai đoạn 4: Người bệnh rơi vào hôn mê, tiên lượng tử vong cao.
Bệnh não gan hay còn được gọi là hôn mê gan
Ung thư biểu mô tế bào gan
Theo thống kê của Tổ chức Ung thư học Thế giới năm 2018, ung thư biểu mô tế bào gan là bệnh lý ác tính có tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam. Sở dĩ số ca mắc mới cao như vậy là do nước ta nằm trong vùng dịch tễ viêm gan B, C - nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư biểu mô tế bào gan. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao vì triệu chứng lâm sàng không rõ, khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Đa số chỉ phát hiện bệnh vào giai đoạn muộn vì thế tiên lượng rất xấu, tỷ lệ tử vong cao.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh:
- Giai đoạn sớm: Gần như không có triệu chứng hoặc dễ nhầm với bệnh khác.
- Giai đoạn muộn: Có biểu hiện của xơ gan mất bù như nôn ra máu do xuất huyết tiêu hóa hay giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, gan to cứng sờ thấy được, báng bụng, phù chân, thể trạng suy kiệt,...
Các triệu chứng ung thư gan gồm phù chân, báng bụng
>>XEM THÊM: Viêm gan B là gì? Những triệu chứng viêm gan B bạn cần biết
Điều trị viêm gan B như thế nào?
Tùy thuộc vào từng giai đoạn viêm gan B và thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau.
Điều trị cho người mắc bệnh viêm gan B cấp tính
Người mắc viêm gan B ở giai đoạn cấp tính thông thường không cần điều trị, chỉ cần theo dõi và thăm khám thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong giai đoạn cấp tính, dinh dưỡng và vận động là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng hồi phục của người bệnh. Người bệnh viêm gan B nên xây dựng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, ăn lỏng, dễ tiêu, ăn nhạt. Bổ sung vitamin và một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi, đào thải các chất độc hại ra ngoài.
Điều trị cho người mắc bệnh viêm gan B mạn tính
Viêm gan B giai đoạn mạn tính thì các tế bào gan đã bị tổn thương nặng nề. Lúc này chủ yếu là điều trị triệu chứng, ngăn chặn sự phát triển của virus và làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Một số thuốc dùng điều trị viêm gan B gồm:
- Tenofovir (300mg/ngày) hoặc Entecavir (0,5 mg/ngày).
- Lamivudine (100mg/ngày) sử dụng khi viêm gan đã biến chứng thành xơ gan.
- Adefovir dùng kết hợp với Lamivudine trong trường hợp người bệnh kháng thuốc.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc.
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ, người mắc cũng cần ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, không vận động mạnh, không làm việc nặng, nghỉ ngơi hoàn toàn trong giai đoạn bệnh tiến triển.
Viêm gan B giai đoạn mạn tính được điều trị bằng thuốc
Sử dụng các thảo dược bồi bổ, tăng cường chức năng gan
Trong quá trình điều trị, ngoài sử dụng thuốc và ăn uống khoa học, để nhanh chóng phục hồi chức năng gan, bạn nên sử dụng thảo dược với tác dụng bảo vệ gan chứa thành phần như: Kế sữa, cà gai leo,...
- Cây kế sữa chứa hàm lượng lớn Silymarin là một hỗn hợp gồm các flavonolignan. Trong đó, hoạt chất Silybin (thành phần tinh chế từ Silymarin) khi kết hợp với phospholipid tạo thành phức hợp Silybin phospholipids. Phức hợp này có tác dụng ổn định màng tế bào gan, điều hòa chuyển hóa chức năng gan và giảm sưng ty thể do viêm rất tốt. Tác dụng đã được chứng minh dựa trên nghiên cứu của tác giả SS Sun và cộng sự ở Trung tâm nghiên cứu bệnh gan, Trung Quốc (2019).
- Có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh cà gai leo có tác dụng giảm nồng độ virus trong máu và hạ men gan. Người mắc bệnh viêm gan B sau khi dùng sản phẩm chứa thảo dược cà gai leo đã cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu.
Các thảo dược có công dụng bảo vệ tế bào gan gồm kế sữa, cà gai leo
Những thắc mắc về bệnh viêm gan B
Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm, triệu chứng không rõ ràng vì thế rất khó phát hiện. Chính điều này làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Dưới đây là một số giải đáp cho những thắc mắc về bệnh viêm gan B.
Viêm gan B lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh
Viêm gan B lây nhiễm chủ yếu qua 3 con đường:
- Truyền từ mẹ sang con: Là con đường lây nhiễm thường gặp nhất.
- Lây qua đường máu: Lây nhiễm qua tiếp xúc với máu nhiễm virus.
- Lây qua đường tình dục: Thường gặp ở các đối tượng quan hệ đồng giới, quan hệ với nhiều người, quan hệ bằng miệng.
Nâng cao ý thức phòng bệnh sẽ giảm nguy cơ mắc viêm gan B:
- Tiêm phòng vacxin viêm gan B cho mọi đối tượng.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ lây nhiễm virus.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/năm.
- Không xăm hình, làm móng ở những cơ sở không uy tín.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác: Dao cạo râu, chỉ nha khoa, bàn chải đánh răng.
Viêm gan B lây nhiễm qua đường từ mẹ sang con, máu, tình dục
Mẹ bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Viêm gan virus thường lây truyền khi em bé được sinh ra. Để giảm khả năng lây truyền, bệnh mẹ bầu thường được chỉ định TDF 300mg vào tháng thứ 6 của thai kỳ và uống khoảng 6 - 7 tháng thì ngừng. Sau khi ngừng dùng thuốc được 1 tháng thì mẹ cần thăm khám để kiểm tra tình trạng bệnh.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, trẻ sau sinh 24 giờ cần tiêm vacxin viêm gan B ngay và 1 mũi kháng thể kháng huyết thanh (không đồng thời).
Để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé, trong quá trình mang thai, người mẹ cần ăn uống điều độ để giữ cân nặng hợp lý.
Tiêm vacxin phòng ngừa mắc bệnh viêm gan B
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “viêm gan B có nguy hiểm không” và cách phòng tránh bệnh. Hy vọng những thông tin ở bài viết này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh với quý đọc giả, không nên thờ ơ với bệnh tật, đặc biệt bệnh lý về gan. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại số điện thoại dưới phần bình luận, các chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ giải đáp tất cả cho bạn.