Bệnh viêm gan B đã và đang một thách thức lớn đối với ngành y tế. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc viêm gan B đang có xu hướng gia tăng. Nhiều người không nắm rõ triệu chứng viêm gan B nên không biết mình mắc bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp nguy hiểm nhất trên thế giới. Bệnh do virus có ái tính với tế bào gan tên là HBV (họ virus Hepadnaviridae) làm gan bị sưng viêm, gây suy giảm chức năng hoặc hoại tử tế bào gan.
Viêm gan B do virus Hepatitis B gây ra
Triệu chứng viêm gan B
Tùy thuộc vào dạng viêm gan B cấp tính hay mạn tính mà bệnh sẽ biểu hiện ra các triệu chứng trên lâm sàng khác nhau.
Triệu chứng viêm gan B cấp tính
Trong thể cấp tính, thời gian mắc bệnh kéo dài từ 3 – 6 tháng. Có khoảng ½ số người bệnh ở giai đoạn cấp tính sẽ gặp các triệu chứng không rõ ràng như:
- Khởi phát với biểu hiện sốt nhẹ, sau đó cảm thấy mệt mỏi. Bị đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân.
- Rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện chán ăn, buồn nôn, ói mửa, sợ mỡ, đau bụng âm ỉ (đau vùng thượng vị và hạ sườn phải). Người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Thay đổi về da: Sau 7 - 10 ngày xuất hiện vàng da hay vàng củng mạc mắt, lúc này người bệnh không còn sốt.
- Nước tiểu ít, sẫm màu, phân bạc màu.
- Lòng bàn tay: Xuất hiện các mạch máu li ti giống hình nhện.
- Khám gan: Thấy gan hơi to, lách to chiếm khoảng 10 – 20%.
Viêm gan B gây đau bụng âm ỉ vùng thượng vị
Triệu chứng viêm gan B mạn tính
Ở giai đoạn viêm gan B mạn tính, hầu hết đều không có triệu chứng mà chỉ tiến triển âm thầm. Viêm gan B mạn tính thường là hậu quả của viêm gan giai đoạn cấp tính. Vì vậy, viêm gan B mạn tính sẽ xuất hiện một số triệu chứng của viêm gan giai đoạn cấp tính như: Sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau khớp, đau bụng.
Trường hợp viêm gan B bẩm sinh sẽ có nguy cơ cao bị ung thư biểu mô tế bào gan. Viêm gan B mạn tính kéo dài làm tăng nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư tế bào gan. Lúc này đa số người bệnh sẽ bị vàng da toàn thân kèm theo ngứa do ứ sắc tố mật. Nhiều trường hợp bị báng bụng (cổ trướng), xuất huyết do giãn vỡ thực quản.
Triệu chứng điển hình của viêm gan B là vàng da
Những triệu chứng viêm gan B dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác
Các hội chứng, bệnh lý thông thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng viêm gan B ở giai đoạn cấp tính. Cụ thể:
- Cảm cúm: Sốt nhẹ trong viêm gan B thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh cảm cúm.
- Rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng, buồn nôn, táo bón hay tiêu chảy cũng là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Do vậy, nhiều người chủ quan khi thấy các triệu chứng này xuất hiện không thường xuyên. Khi bị rối loạn tiêu hóa kèm theo chướng bụng thì nguy cơ cao bạn đã mắc viêm gan virus.
>>>XEM THÊM: Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Đối tượng nguy cơ cao mắc viêm gan B
Bệnh viêm gan B gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh tới người già. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao bị viêm gan B:
- Trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B, đặc biệt là viêm gan B mạn tính do lây từ mẹ bị nhiễm virus HBV.
- Người thường xuyên phải truyền máu (truyền máu không an toàn), người bệnh đang phải chạy thận nhân tạo hay đã ghép tạng.
- Dùng chung đồ có khả năng lây lan virus cao như dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay,...
- Đối tượng tiêm chích ma túy thường dùng chung kim tiêm với nhau.
- Những người xăm hình, làm nail, xỏ khuyên ở nơi không uy tín: Dụng cụ, máy móc không được vệ sinh sạch sẽ.
- Những người nhiều bạn tình, quan hệ tình dục bừa bãi, không có biện pháp bảo vệ, quan hệ bằng miệng, quan hệ đồng giới nam.
Phương pháp điều trị viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay
Thông qua điều trị tây y hoặc đông y, người bệnh viêm gan B có thể được dùng thuốc giúp giảm tải lượng virus kèm theo các biện pháp hỗ trợ tăng cường chức năng gan.
Điều trị theo tây y
Nguyên tắc điều trị viêm gan B là giảm tải lượng virus xuống dưới ngưỡng phát hiện, sau đó hồi phục các tổn thương ở gan.
- Thể thông thường: Chủ yếu là điều trị triệu chứng, không điều trị đặc hiệu. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi tại giường, hoạt động nhẹ nhàng và uống một số thuốc có tác dụng bảo vệ tế bào gan.
- Thể mạn: Người bệnh được chỉ định điều trị giống với thể thông thường và cần sử dụng sớm thuốc điều trị kháng virus HBV.
- Thể nặng: Người bệnh nghỉ ngơi tại giường và hạn chế tối đa hoạt động. Trường hợp hôn mê gan cần chống phù não tích cực và hỗ trợ chức năng sống khi cần. Khi người bệnh xuất hiện rối loạn đông máu thì sẽ được tiêm vitamin K và truyền máu.
Người bệnh viêm gan B dùng thuốc để bảo vệ tế bào gan
>>>XEM THÊM: Viêm gan B có chữa khỏi được không?
Điều trị theo đông y
Ngày nay, việc sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên có công dụng bổ gan, phục hồi chức năng gan đã trở nên phổ biến và được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Những thảo dược được các chuyên gia khuyên dùng bao gồm:
- Silybin phospholipids được tinh chế từ hỗn hợp flavonoid silymarin (chiết xuất từ cây cúc gai - cây kế sữa). Hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ gan trước tác nhân làm tổn thương tế bào gan qua nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu bệnh gan - Trung Quốc 2019 được thực hiện bởi SS Sun và cộng sự. Hoạt chất này có tác dụng như một chất chống oxy hóa và giúp vô hiệu hóa các gốc tự do. Ngày nay, Silybin được ghi nhận là hoạt chất hàng đầu trong hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
- Diệp hạ châu đắng: Nghiên cứu của Rajesh và các cộng sự (Ấn Độ, năm 2021) cho thấy, trong diệp hạ châu chứa 2 hoạt chất là lignan phyllanthin và hypophyllanthin có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giảm độc tố ở tế bào gan.
- Cây lồng đèn (cây tầm bóp): Theo nhiều nghiên cứu, cây tầm bóp là kẻ thù của ung thư do có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị một số triệu chứng của viêm gan B như hạ sốt.
- Cà gai leo được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan B như: Đau bụng, mệt mỏi, da niêm mạc vàng, nước tiểu vàng,..
Kế sữa có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B
Viêm gan B lây qua đường nào và cách phòng tránh bệnh
Bệnh viêm gan B lây truyền chủ yếu qua 3 con đường là: Đường máu, lây truyền từ mẹ sang con và quan hệ tình dục.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Quá trình lây truyền thông qua giai đoạn mang thai hoặc sinh nở. Khi mẹ bị viêm gan B thì nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi lên tới 90-95% nếu không có biện pháp chủng ngừa sau sinh.
- Lây qua con đường máu: Viêm gan B lây nhiễm qua con đường truyền máu do khi truyền các chế phẩm máu chứa virus hoặc dùng chung dụng cụ có khả năng lây nhiễm cao.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Nguy cơ nhiễm virus HBV sẽ tăng lên đối với những người quan hệ không an toàn, quan hệ với nhiều người hoặc quan hệ đồng giới.
Bệnh viêm gan B không lây qua không khí, nước bọt và tiếp xúc như ôm hôn. Vì vậy, vẫn có thể làm việc và ăn chung với người bị viêm gan B.
Để phòng tránh viêm gan B, chúng ta cần tuân thủ các biện pháp sau:
- Tất cả mọi người nên tiêm phòng vắc-xin ngừa viêm gan B. Đối với người lớn và đối tượng nguy cơ cao bị viêm gan B thì có thể tiêm nhắc lại.
- Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con: Để giảm thiểu sự lây truyền từ mẹ sang con, phụ nữ mang thai phát hiện mắc viêm gan B tới tháng thứ 6 của thai kỳ nên dùng thuốc TDF 300mg và uống kéo dài sau sinh 3 tháng. Tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. Sau khi tiêm vắc-xin, trẻ phải tiêm mũi kháng thể kháng huyết thanh viêm gan B.
- Phòng lây truyền qua truyền máu: Sàng lọc chế phẩm máu xem sự có mặt của virus HBV hay không.
- Phòng lây truyền qua đường tình dục: Thực hiện các biện pháp bảo vệ, không quan hệ với nhiều người, quan hệ đồng giới.
Tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan B
Những thắc mắc về triệu chứng bệnh viêm gan B
Hiểu biết hạn chế là yếu tố đầu tiên khiến cho nguy cơ mắc và lây bệnh viêm gan B trở nên dễ dàng hơn. Sau đây là một số giải đáp cho những thắc mắc về bệnh viêm gan B mà bạn không nên bỏ qua.
Làm sao để phát hiện sớm bệnh viêm gan B?
Vì viêm gan B thường không có triệu chứng, do đó để phát hiện sớm bệnh cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ từ 3 - 6 tháng. Khi thăm khám ở bệnh viện hay các phòng khám tư nhân, bạn sẽ tiến hành làm 2 xét nghiệm:
- Xét nghiệm tìm kháng nguyên bề mặt virus là HBsAg. Xét nghiệm này tìm sự có mặt virus viêm gan B có trong máu hay không.
- Xét nghiệm tìm kháng thể bề mặt virus anti-HBsAg. Xét nghiệm này tìm xem bạn đã có kháng thể (miễn dịch) bảo vệ khỏi virus viêm gan B hay chưa.
Sau bao lâu thì xuất hiện triệu chứng bệnh viêm gan B từ khi bị nhiễm virus viêm gan B?
Thông thường, triệu chứng bệnh viêm gan B sẽ xuất hiện sau khi cơ thể nhiễm virus viêm gan B từ 1-6 tháng. Nếu bị viêm gan B cấp tính, các triệu chứng sẽ biểu hiện trong vòng 3 tháng kể từ khi nhiễm virus. Còn đối với viêm gan B mạn tính, trên 6 tháng nhiễm virus mới xuất hiện triệu chứng.
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về triệu chứng viêm gan B giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh. Lời khuyên là bạn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên giúp bảo vệ gan an toàn và hiệu quả. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý viêm gan B hay cách điều trị, hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia.
Tài liệu tham khảo
- Hepatitis B - Symptoms - NHS (www.nhs.uk)
- Hepatitis: Signs, Symptoms, and Complications (verywellhealth.com)
- Hepatitis B: Risk Factors, Symptoms, and Diagnosis (healthline.com)
Dược sĩ Mai Linh