Men gan là một trong những yếu tố giúp đánh giá chức năng của gan. Vậy nguyên nhân gây men gan cao là gì? Làm sao để cải thiện tình trạng này an toàn, hiệu quả? Để tìm hiểu về ý nghĩa của các chỉ số men gan và trả lời thắc mắc trên, mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. Xem ngay để biết!
Khi nào được gọi là men gan cao?
Gan là cơ quan đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể, trong đó có chức năng chuyển hóa các chất. Chính vì vậy, gan chứa rất nhiều men (enzym) khác nhau để xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Tình trạng tăng men gan xảy ra khi tế bào gan bị tổn thương.
Có 4 loại men gan là: Alanine Transaminase (ALT), Aspartate Transaminase (AST), Phosphatase kiềm (ALP) và Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT) . Trong đó, 2 loại men ALT và AST có trong tế bào gan thường liên quan đến quá trình viêm và hoại tử. 2 loại men gan còn lại là ALP có trong màng tế bào gan, GGT có trong thành ống mật thường liên quan đến sự bất thường về bài tiết của gan.
Khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa, có một lượng men gan sẽ được phóng thích vào máu. Bình thường có các chỉ số này dao động như sau: ALT: 20 - 40 UI/L, AST: 20 - 40 UI/L, ALP: 30 - 110 UI/L, GGT: 20 - 40UI/L. Tuy nhiên, trong một số trường hợp men gan thường tăng cao bất thường, điều này chứng tỏ gan đã bị tổn thương.
Nguyên nhân gây men gan cao
Men gan cao cảnh báo chức năng gan đang bị suy giảm, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, dưới đây là một số yếu tố thường gặp:
Bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan lớn 5% trọng lượng của cơ quan này. Khi bị gan nhiễm mỡ, người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, đau, tức hạ sườn phải, đầy hơi,... Khi xét nghiệm, tỷ lệ AST:ALT thường lớn hơn hoặc bằng 2:1.
Gan nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân gây men gan tăng cao
Viêm gan do virus
Một số chủng virus như: A, B, C, D và E là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan. Người bị viêm gan virus thường có biểu hiện: Đau nhức cơ, mệt mỏi, buồn nôn, ăn mất ngon, đau bụng, sốt, nước tiểu đậm màu, ngứa ngáy, vàng da và mắt,... Viêm gan do nhiễm độc và virus đều làm men gan tăng rất cao, gấp 7 - 8 lần bình thường.
Xơ gan
Xơ gan là tình trạng tổn thương không hồi phục của các tế bào nhu mô gan. Viêm gan, gan nhiễm mỡ không được điều trị sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Khi bị bệnh, người mắc thường cảm thấy mệt mỏi và ngứa ngáy ngoài da. Các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy, khi bị xơ gan, nồng độ tỉ số AST/ALT> 2 với nồng độ AST< 8 lần và ALT< 5 giới hạn, GGT tăng lên bất thường.
Xơ gan là hiện tượng các tế bào gan bị tổn thương không hồi phục
Sử dụng thuốc không hợp lý
Việc sử dụng thuốc kháng sinh, tim mạch, thuốc giảm đau, thuốc giảm mỡ máu, chống trầm cảm,... không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa gây viêm gan cấp tính, khiến men gan tăng cao.
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây men gan cao, tuy nhiên chúng đều chung một có chế gây bệnh đó là: Gây độc, làm tổn thương gan khiến cho chức năng gan bị suy giảm dẫn đến men gan cao. Lúc này, gan không thể làm tròn trách nhiệm của mình, các chất độc không được đào thải mà ứ đọng lại. Lâu dần, chúng sẽ gây tắc nghẽn, làm gan càng suy yếu hơn. Chính suy giảm chức năng gan là nguyên nhân số một dẫn đến tổn thương gan làm tăng men gan. Do vậy, để cải thiện bệnh hiệu quả cần có biện pháp toàn diện giúp giải độc, bảo vệ và nâng cao chức năng của gan, tác động trực tiếp vào nguyên nhân chính gây men gan tăng.
Thảo dược giúp phòng và hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng men gan cao
Để phòng và cải thiện tình trạng bệnh gây men gan cao, bên cạnh các biện pháp trên, chuyên gia y tế khuyên người mắc nên sử dụng thảo dược thiên nhiên mang đến tác dụng:
Hạ men gan
Diệp hạ châu đắng:
Diệp hạ châu có tác dụng làm mát gan, giải độc, ngăn chặn quá trình phát triển của các loại virus như virus viêm gan B, C gây tổn thương tế bào gan dẫn đến tình trạng xơ gan.
Trong đông y, diệp hạ châu được dùng điều trị viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu.
Cà gai leo:
Cà gai leo là một vị thuốc mang rất nhiều lợi ích cho gan bởi cây có tác dụng ổn định và tăng cường chức năng gan giúp tái tạo tế bào, hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan.
Ở Việt Nam, cà gai leo đã trải qua rất nhiều công trình nghiên cứu và thử nghiệm trên lâm sàng cho thấy tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan rất tốt.
- Dịch chiết từ cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan khỏi chất độc TNT.
- Thảo dược này có khả năng: Ngăn chặn thoái hoá mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể trong nhu mô gan, giải độc gan hiệu quả.
- Ngăn chặn sự huỷ hoại tế bào nhu mô gan. Qua đó, góp phần bảo tồn cấu trúc nan hoa của phần tiểu thùy gan.
Giải độc gan
Silybin phospholipids: Đây là phức hợp của silybin và phospholipids. Silybin là thành phần có trong cây Kế sữa. Nhiều chứng minh cho thấy silybin có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng gan, bao gồm cả viêm gan siêu vi, xơ gan do độc tố, do thuốc và bệnh gan do rượu, giải độc gan, trung hòa gốc tự do. Để tăng tác dụng của silybin, người ta kết hợp với phospholipids. Thứ nhất là để tăng cường hấp thu, tăng tác dụng của silybin. Thứ hai, bản thân phospholipid là hoạt chất có tác dụng bảo vệ tế bào gan và chống tổn thương gan do làm tăng tốc độ tái sinh và ổn định màng tế bào gan.
Tăng cường chức năng của gan
Lồng đèn: Theo y học cổ truyền, cây lồng đèn tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, tán kết. Gần đây, người ta thấy rằng hoạt chất trong cây lồng đèn có tác dụng chống oxy hóa, chống gốc tự do, ngăn ngừa các tổn thương, hỗ trợ phục hồi, tái tạo tế bào gan hiệu quả.
Dimethylglycine: Dimethylglycine (DMG) là một dẫn xuất của axit amin glycine. Nó được sản xuất trong các tế bào gan ở quá trình chuyển hóa choline và được coi là chất chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan hiệu quả.