Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương các tế bào trong gan. Men gan tăng cao có chữa được hay không? Người bị men gan cao uống thuốc gì để hạ men gan là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nguyên nhân tăng men gan
Bình thường, men gan ở nồng độ dưới 35 UI/L. Nếu men gan tăng gấp 1 - 2 lần chỉ số bình thường là mức độ nhẹ, 2 - 5 lần là mức độ trung bình, trên 5 lần là mức độ nặng. Tăng men gan do rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như:
- Rượu bia: Người lạm dụng nhiều bia rượu sẽ gây tổn thương các tế bào gan.
- Viêm gan virus: Virus viêm gan sẽ hủy hoại tế bào gan. Lượng men gan giải phóng càng cao đồng nghĩa với số lượng tế bào gan bị hủy hoại càng nhiều. Có 5 loại virus gây viêm gan thường gặp là: A, B, C, D, E.
- Sử dụng thuốc: Thuốc tân dược cũng gây ra tình trạng tăng men gan nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài. Một số thuốc gây ra tình trạng tăng men gan như thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng lao…
- Nhiễm trùng Cytomegalovirus: Virus Cytomegalovirus gây bệnh âm thầm, khó nhận biết cho đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
- Viêm gan tự miễn: Do bất thường trong hoạt động của hệ miễn dịch, tế bào gan được coi là yếu tố lạ và bị chính hệ miễn dịch tấn công.
- Bệnh lý về đường mật: Viêm túi mật, sỏi mật, tắc mật,...
Men gan cao có thể do virus, bia rượu hoặc lạm dụng các thuốc hại gan
Triệu chứng báo hiệu men gan tăng cao
Hầu hết những người bị tăng men gan thường không có triệu chứng. Chỉ khi men gan tăng hơn 2 lần thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Điển hình như:
- Buồn nôn, nôn, đau bụng.
- Phân màu vàng nhạt, nước tiểu sẫm màu (đái rắt).
- Mệt mỏi.
- Mẩn ngứa.
- Vàng da.
- Cảm giác ăn không ngon.
Để đánh giá tình trạng men gan cao thường dựa trên các xét nghiệm cận lâm sàng xác định sự tăng bất thường của 4 loại men: AST, ALT, GGT và ALP.
Vàng da, mệt mỏi, buồn nôn là triệu chứng đặc trưng của men gan cao
Men gan cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Trong số đó phải kể đến là xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan.
Người bị men gan cao uống thuốc gì tốt nhất?
Người bị men gan cao cần dừng ngay các tác nhân làm tổn thương gan như rượu bia, thuốc tây có độc tính trên gan. Bên cạnh đó người bệnh có thể sử dụng một số thuốc, thảo dược hỗ trợ hạ men gan, tăng cường chức năng gan.
Thuốc tây trị men gan tăng cao
Hiện nay, men gan tăng cao chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Giải pháp chính vẫn là tìm ra nguyên nhân gây tăng men gan để đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Một số nhóm thuốc tây y thường được sử dụng để hạ men gan bao gồm:
- Thuốc điều trị viêm gan virus: Điển hình là phác đồ Ribavirin kết hợp với Interferon điều trị virus viêm gan C, Tenofovir điều trị virus viêm gan B.
- Các loại vitamin: Các loại vitamin nhóm B, vitamin E rất hiệu quả trong cải thiện chức năng gan, bảo vệ tế bào gan.
- Acid amin: Các loại acid amin như arginin, ornithine,... có tác dụng tái tạo gan, đặc biệt hiệu quả với những người mắc gan nhiễm mỡ do rối loạn chuyển hóa.
- Choline: Phù hợp với bệnh nhân tăng men gan do lạm dụng bia rượu.
Thuốc kháng virus giúp điều trị men gan cao do viêm gan
Thảo dược hỗ trợ kiểm soát tình trạng men gan tăng cao
Khi đã kiểm soát được nguyên nhân thì điều trị hỗ trợ để hồi phục lại chức năng gan là vô cùng quan trọng. Hiện nay, các thảo dược từ thiên nhiên giúp hạ men gan đã được nhiều người sử dụng và cho kết quả tích cực. Tiêu biểu như:
- Silybin trong cây kế sữa: Silybin là thành phần tách chiết từ hỗn hợp flavonoid của cây kế sữa. Với sự phát triển của công nghệ tạo ra phức hợp Silybin phospholipids nhằm tăng tác dụng hướng trúng cơ quan đích tại gan, tăng hiệu quả khi sử dụng với lượng nhỏ hơn. Theo nghiên cứu năm 2019 của nhóm tác giả tại Trung tâm nghiên cứu bệnh gan Trung Quốc, phức hợp Silybin phospholipids có tác dụng giảm tổn thương do bệnh lý gan nhiễm mỡ và giúp bảo vệ cấu trúc gan.
Silybin tinh chế từ Silymarin có tác dụng giải độc, hạ men gan
- Diệp hạ châu: Với công dụng “hạ nhiệt” men gan, ngăn chặn sự phát triển của các loại virus gây viêm, diệp hạ châu từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian để hỗ trợ kiểm soát tình trạng men gan cao.
- Cà gai leo: Cà gai leo từ lâu đã được biết đến với các công dụng hữu hiệu trong kiểm soát men gan tăng cao, hỗ trợ điều trị viêm gan virus, tăng cường thải độc gan và làm chậm sự tiến triển của xơ gan.
- Cây lồng đèn: Lồng đèn có vị đắng, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc nên rất hiệu quả trong điều trị men gan cao.
Hiện nay, việc kết hợp các thảo dược nhằm tăng hiệu quả điều trị đã được các nhà khoa học nghiên cứu và cho ra nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, người bệnh cần chọn các sản phẩm hạ men gan có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được các chuyên gia y tế khuyến cáo nên dùng.
>>>XEM THÊM: Phòng ngừa và điều trị men gan cao bằng thảo dược
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người men gan tăng cao
Khoảng 1/3 số người bị tăng men gan sẽ tự ổn định các chỉ số men gan sau 2 - 4 tuần. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học có tác dụng đáng kể trong kiểm soát chỉ số men gan.
Bị men gan cao nên ăn gì?
Chế độ ăn ảnh hưởng nhiều đến tình trạng men gan. Người bị tăng men gan nên ăn:
- Thức ăn chứa nhiều vitamin A: Sữa bò, lòng đỏ trứng, cà rốt,…
- Rau xanh: Giúp kích thích hoạt động tiêu hóa, giảm táo bón, tăng cường chức năng miễn dịch. Một số loại rất tốt cho người men gan cao như bắp cải, súp lơ, cải xoăn,…
- Các loại củ giàu chất chống oxy hóa: Củ cải đỏ, cà rốt, củ dền,... chứa chất oxy hóa giúp làm chậm quá trình thoái hóa mô gan, tăng thải độc và làm mát gan.
- Cá béo: Trong cá béo chứa một hàm lượng omega-3 dồi dào giúp tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ tế bào gan rất tốt.
Người bị men gan cao nên ăn thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa
Bị men gan cao nên kiêng ăn gì để tránh tổn hại tới gan?
Người men gan cao nên tránh xa các thực phẩm dưới đây:
- Đồ ăn cay nóng.
- Đồ uống có cồn.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm giàu tinh bột.
Phòng ngừa men gan tăng cao
Người bệnh có thể chủ động kiểm soát và loại bỏ các yếu tố nguy cơ làm men gan tăng cao như:
- Hạn chế tối đa rượu bia hoặc uống có chừng mực.
- Tập luyện thể dục thể thao và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh cho gan.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan virus.
- Không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc tây y để điều trị.
Người bệnh nên chủ động kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm men gan tăng cao
Thắc mắc: “Bị men gan cao uống thuốc gì?” đã được giải đáp trong bài viết trên. Bên cạnh tuân thủ chỉ định dùng thuốc, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và sử dụng các sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ tăng cường chức năng gan để chủ động hơn trong việc bảo vệ lá gan khỏe mạnh. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về men gan cao cũng như sản phẩm thảo dược hỗ trợ hạ men gan vui lòng để lại câu hỏi dưới bài viết để nhận sự hỗ trợ miễn phí từ chuyên gia.
Dược sĩ Mai Linh