Men gan tăng là dấu hiệu cho thấy tế bào gan của bạn đang bị tổn thương. Tình trạng này thường gặp ở những người nghiện rượu bia, hoặc ở người mắc bệnh về gan. Để hạ men gan, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp thêm thảo dược giúp hạ men gan hiệu quả.
Chức năng của men gan
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, dự trữ và đào thải độc tố. Chìa khóa giúp gan làm tròn nhiệm vụ này chính là hệ thống enzyme bao gồm: AST, ALT, GGT, ALP.
Biểu đồ thể hiện mức độ tăng men gan
Những enzyme này còn được gọi là men gan - chất xúc tác thực hiện những phản ứng sinh hóa, giúp gan đảm nhận nhiệm vụ chuyển hóa các chất.
Men gan cao là gì?
Khi cơ thể có dấu hiệu bất ổn thì gan là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi đó, enzyme trong tế bào gan được giải phóng và hòa tan vào máu. Do đó, trong máu sẽ chứa một lượng men gan nhất định, càng ngày tích tụ càng nhiều, tăng cao hơn mức bình thường.
Qua xét nghiệm chỉ số men gan, có thể xác định được mức độ men gan tăng, tình trạng tổn thương gan cũng như sức khỏe của người bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, men gan có thể hạ về mức bình thường.
Có nhiều yếu tố khiến men gan tăng cao, một số nguyên nhân có thể kể đến đó là:
- Do virus: Có 5 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D, E. Khi xâm nhập vào cơ thể, những virus này sẽ hủy hoại tế bào gan, làm tăng nguy cơ bị xơ gan ung thư gan.
- Lạm dụng rượu bia: Men gan tăng cao có thể do tiêu thụ quá nhiều rượu bia, làm tổn thương và suy giảm chức năng gan.
- Dùng thuốc không hợp lý: Hầu hết những loại thuốc giảm đau, chống viêm, kháng lao,... đều được chuyển hóa tại gan. Việc dùng thuốc không đúng cách và lạm dụng thuốc cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng men gan tăng cao.
- Chế độ ăn: Những loại thực phẩm bẩn, mốc, có chất bảo quản,... đều chứa một lượng độc tố nhất định, gây viêm gan, tăng men gan, thậm chí là ung thư gan.
- Một số bệnh như: Sỏi đường mật, nhiễm trùng đường mật, rối loạn chuyển hóa sắt,... cũng làm tăng nguy cơ men gan cao.
Cách hạ men gan bằng thảo dược
Một số loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị men gan tăng có thể bạn chưa biết đó là:
- Diệp hạ châu: Diệp hạ châu hay cây chó đẻ là thảo dược được sử dụng rộng rãi trong dân gian để điều trị ăn uống không tiêu, đầy hơi, trướng bụng và giải độc gan. Ngoài ra, vị đắng tính mát của cây còn giúp thanh nhiệt, hạ men gan hiệu quả. Người bị men gan tăng cao nên sử dụng diệp hạ châu theo lộ trình từ 5 - 7 ngày rồi dừng, uống nhắc lại sau một thời gian nhất định.
Diệp hạ châu là thảo dược quý trong điều những trị bệnh về gan
- Nhân trần: Nhân trần có tác dụng tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài tiết dịch mật, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, giúp hạ áp, giải nhiệt và chống viêm. Để tăng cường tác dụng, người bệnh có thể kết hợp nhân trần với một số thảo dược như: Diệp hạ châu, cúc hoa,...
Nhân trần thúc thẩy bài tiết dịch mật, giảm nguy cơ bị gan nhiễm mỡ
- Atiso: Atiso có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị bệnh về gan nhờ những thành phần như: Silymarin, quercetin, rutin, luteolin,... Người có men gan tăng cao thường dùng nước hãm của atiso uống như một bài thuốc trị men gan, lợi tiểu, tiêu độc.
Atiso có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan rất tốt
- Ngũ vị tử: Trong thành phần của cây ngũ vị tử có lignan, giúp bảo vệ gan khỏi những tác nhân gây hại, hạ men gan hiệu quả. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc giúp tổng hợp protein ở gan, thúc đẩy hoạt động và chức năng thải độc của gan.
Ngũ vị tử giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan
- Cây kế sữa: Đây là loại thảo dược được dùng phổ biến và ưa chuộng ở châu Âu. Hoạt chất silymarin có trong cây giúp giải độc, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào gan.
Silymarin trong kế sữa giúp hạ men gan hiệu quả