Xơ gan là bệnh nguy hiểm, có thể tiến triển thành ung thư, đe dọa đến tính mạng của người mắc. Vậy xơ gan là gì? Làm sao để cải thiện tình trạng bệnh an toàn, hiệu quả? Để tìm hiểu về bệnh xơ gan và trả lời các câu hỏi trên, mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. Xem ngay đừng bỏ lỡ!
Xơ gan là gì?
Xơ gan là quá trình tổn thương tế bào gan, có tính chất lan tỏa và kéo dài, biểu hiện bằng tình trạng: Viêm, hoại tử gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng chuyển hóa, giải độc, dự trữ,... của gan.
Nguyên nhân gây xơ gan
Xơ gan là căn bệnh nguy hiểm, có thể gặp ở mọi đối tượng. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, dưới đây là một số yếu tố thường gặp:
- Xơ gan do viêm gan virus: Có 5 loại virus gây viêm gan chính, đó là: A, B,C, D, E. Trong đó, viêm gan B và C có tỷ lệ người bị xơ gan cao nhất.
- Xơ gan do rượu: Rượu là một trong những nguyên nhân thường gặp làm hủy hoại tế bào nhu mô gan, gây xơ gan.
Rượu là một trong những nguyên nhân thường gặp gây xơ gan
- Xơ gan do ứ mật kéo dài: Sỏi mật, viêm chít đường mật,… là những tác nhân làm phá hủy tế bào nhu mô gan.
- Do các bệnh lý khác: Bệnh suy tim, viêm màng ngoài tim do dày dính (hội chứng Pick), viêm tắc tĩnh mạch trên gan (hội chứng Budd Chiari),… thường khiến cho máu ứ lại ở gan, gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến viêm gan, xơ gan.
- Xơ gan do dùng thuốc và nhiễm độc hóa chất: Dùng dài ngày một số thuốc như INH (chống lao), methyldopa (chữa tăng huyết áp), aminazin (điều trị tâm thần),… hoặc nhiễm độc các thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ, chì,… thường gây suy giảm chức năng chuyển hóa và dẫn đến xơ gan.
Mặc dù có rất nhiều yếu tố gây xơ gan, tuy nhiên chúng đều có chung một cơ chế, đó là: Gây độc, làm tổn thương gan khiến cho chức năng gan bị suy giảm. Lúc này, gan không thể làm tròn trách nhiệm của mình khiến cho các chất độc bị ứ đọng lại bên trong gan. Lâu dần, chúng sẽ gây tắc nghẽn, làm gan ngày càng suy yếu. Như vậy, suy giảm chức năng gan là nguyên nhân số một dẫn đến bệnh xơ gan. Do vậy, để cải thiện bệnh hiệu quả, cần có biện pháp toàn diện giúp giải độc, bảo vệ và nâng cao chức năng của gan, từ đó tác động trực tiếp vào nguyên nhân chính gây bệnh.
Các giai đoạn của bệnh xơ gan
Xơ gan thường khiến chức năng gan bị suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc. Xơ gan được chia làm 2 loại:
Xơ gan còn bù: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, các tế bào lành trong gan có thể bù trừ chức năng cho những tế bào đã bị xơ sẹo. Ở giai đoạn này, các biểu hiện lâm sàng của bệnh thường mờ nhạt, rất khó nhận biết.
Xơ gan mất bù: Đây là giai đoạn cuối của bệnh (hay còn có tên gọi khác là xơ gan cổ trướng). Lúc này, gan bị tổn thương lan tỏa, các tế bào gan đã hầu như xơ hóa hoàn toàn. Những tế bào gan chưa tổn thương không còn khả năng bù trừ về mặt chức năng cho các tế bào bị xơ sẹo. Ở giai đoạn này, người bệnh thường có các biểu hiện rõ rệt.
Ở giai đoạn xơ gan mất bù, người bệnh thường có các biểu hiện rõ rệt
Các biểu hiện của bệnh xơ gan
Ở giai đoạn đầu của bệnh xơ gan, người mắc thường không có triệu chứng, rất khó nhận biết. Khi bệnh tiến triển, người mắc thường có biểu hiện sau:
- Mệt mỏi, choáng váng.
- Vàng da.
Mệt mỏi, vàng da là triệu chứng thường gặp của bệnh xơ gan
- Ăn không ngon, sụt cân.
- Buồn nôn.
- Người mắc thường dễ bị chảy máu hoặc bầm tím và sưng ở bụng.
- Ngứa.
- Sao mạch (mạch nổi lên như mạng nhện).
- Lòng bàn tay son hay móng tay trắng.
- Sa sút trí tuệ, mất tập trung, suy giảm trí nhớ.
- Rối loạn kinh nguyệt (đối với nữ), suy giảm chức năng sinh lý (đối với nam).
- Một số triệu chứng khác người bệnh có thể gặp như: Nôn ra máu, yếu cơ, nước tiểu màu nâu, sốt,...
Biến chứng của căn bệnh xơ gan
Xơ gan là bệnh nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:
Xuất huyết tiêu hóa: Khi gan bị xơ, các tế bào lành sẽ bị tấn công bởi những tác nhân gây hại, khiến cho chúng tổn thương và dần bị thay thế bởi những mô xơ sẹo. Khi các tế bào xơ tăng nhanh sẽ gây chèn ép dòng máu qua gan, khiến cho áp lực của tĩnh mạch cửa và hệ nối tĩnh mạch cửa - chủ tăng lên. Hậu quả là gây giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày, đến một giới hạn nhất định mạch sẽ bị vỡ ra, gây xuất huyết tiêu hóa.
Hôn mê gan, bệnh não gan: Xơ gan khiến cho khí NH3 không được đào thải ra ngoài mà đi theo đường máu lên não gây bệnh não gan. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh thường có triệu chứng: Rối loạn tri thức, hôn mê gan và tử vong rất nhanh.
Ung thư gan: Tỷ lệ người bị xơ gan gặp phải biến chứng ung thư gan đang ngày càng gia tăng. Khi khối u trong gan phát triển, người bệnh thường có biểu hiện: Đau tức vùng dưới sườn phải, cân nặng sụt đi nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.
Điều trị bệnh xơ gan
Để điều trị xơ gan hiệu quả, chuyên gia y tế cần tìm được nguyên nhân gây bệnh. Mục tiêu là làm chậm quá trình xơ hóa tại gan, giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số thuốc điều trị xơ gan thường được áp dụng:
- Thuốc điều trị bệnh gan: Một số thuốc có thể làm ngăn ngừa quá trình tổn thương tế bào gan do viêm gan B và viêm gan C.
- Thuốc kiểm soát triệu chứng xơ gan: Một số thuốc bổ gan, các thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp giải độc, tăng cường chức năng gan.
- Ngoài ra, người mắc cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Ăn nhiều rau xanh, bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tăng cường vận động, không sử dụng rượu, bia.
Thảo dược - Giải pháp cho người bị xơ gan
Xơ gan là bệnh cực kỳ khó chữa. Mục tiêu điều trị bệnh hiện nay, đó là:
- Làm chậm sự tiến triển xơ gan.
- Tăng cường chức năng gan.
- Tái tạo phần tế bào gan bị xơ, bảo vệ các tế bào gan còn khỏe mạnh.
- Ngăn chặn các biến chứng do xơ gan gây ra.
Để đạt được những mục tiêu điều trị trên, ngoài việc tuân thủ phác đồ của bác sĩ, người bệnh nên sử dụng thảo dược và thành phần Silybin phospholipids có tác dụng:
Giải độc, nâng cao chức năng của gan
Diệp hạ châu đắng:
Diệp hạ châu có tác dụng làm mát gan, giải độc, ngăn chặn quá trình phát triển của các loại virus như: Virus viêm gan B, C gây tổn thương tế bào gan dẫn đến tình trạng xơ gan.
Trong đông y, diệp hạ châu dùng để điều trị: Viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu.
Cà gai leo:
Cà gai leo có tác dụng ổn định và tăng cường chức năng gan, giúp tái tạo tế bào gan, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh xơ gan.
Ở Việt Nam, cà gai leo đã trải qua nhiều công trình nghiên cứu và thử nghiệm trên lâm sàng cho thấy tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan rất tốt.
- Dịch chiết từ cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan khỏi chất độc TNT.
- Thảo dược này có khả năng: Ngăn chặn thoái hoá mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể trong nhu mô gan, giải độc gan hiệu quả.
- Ngăn chặn sự huỷ hoại tế bào nhu mô gan. Qua đó, góp phần bảo tồn cấu trúc nan hoa của phần tiểu thùy gan.
Ức chế chế sự phát triển các mô xơ, mô sẹo
Silybin phospholipids: Silybin phospholipids là phức hợp của silybin và phospholipids giúp chống viêm, bảo vệ tế bào gan. Silybin là thành phần chính của silymarin (trong cây kế sữa) có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và bảo vệ tế bào. Đây là hoạt chất có tác dụng hạn chế sự hình thành của các chất gây viêm như: Leukotriene, Interleukin, TNF – alpha, TNF – beta,… giúp cải thiện căn bệnh xơ gan hiệu quả.
Silymarin trong cây kế sữa có tác dụng ngăn ngừa các tổ chức xơ sẹo
Để tăng tác dụng của silybin, người ta kết hợp với phospholipids. Đây là chất có cấu trúc tương tự màng tế bào giúp làm giảm thải trừ silybin nên có tác dụng hướng trúng đích điều trị tại gan, làm giảm tác dụng phụ, giảm liều, tăng hấp thu, hạn chế sự ảnh hưởng của dịch tiêu hóa, các enzyme và vi khuẩn đường ruột.
Tăng cường miễn dịch, ngăn chặn các tác nhân gây hại cho tế bào gan
Lồng đèn: Theo y học cổ truyền, cây lồng đèn tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, tán kết. Gần đây, người ta thấy rằng, hoạt chất trong cây lồng đèn có tác dụng chống oxy hóa tế bào, ngăn ngừa các tổn thương, hỗ trợ phục hồi, tái tạo tế bào gan hiệu quả.
Dimethylglycine: Dimethylglycine (DMG) là một dẫn xuất của axit amin glycine. Nó được tìm thấy ở các tế bào thực vật, động vật và trong một số loại thực phẩm như: Đậu, ngũ cốc và gan. Dimethylglycine được sản xuất trong các tế bào ở quá trình chuyển hóa choline và được coi là chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, bảo vệ tế bào gan.