Gan được ví như “nhà máy thải độc”, giúp thanh thải độc tố, chuyển hóa và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Suy giảm chức năng gan xảy ra khi phần lớn gan bị tổn thương đến mức không tự hồi phục và hoạt động bình thường trở lại. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cách điều trị ra sao? Câu trả lời sẽ có ở bài viết sau đây.

Triệu chứng của suy giảm chức năng gan

Ở giai đoạn đầu, chức năng gan suy giảm khó chẩn đoán vì triệu chứng thường tương tự những bệnh về gan, cụ thể là:

  • Buồn nôn, chán ăn.
  • Mệt mỏi, tiêu chảy.

Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng thì biểu hiện sẽ rõ ràng hơn, cụ thể là:

  • Vàng da: Hiện tượng vàng da xuất hiện ở niêm mạc, gan bàn tay, mắt,...
  • Mẩn ngứa: Do gan không thể đào thải hết chất độc nên gây ứ đọng, làm suy giảm hệ miễn dịch, gây kích ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa.
  • Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, hội chứng kích thích ruột.
  • Phù nề lúc đầu chỉ xuất hiện ở hai chi dưới, sau đó nặng dần, phù toàn thân và lúc này thường đi kèm với cổ trướng to,...
  • Xuất huyết dưới da: Người bệnh thường chảy máu cam, chảy máu chân răng,...
  • Thường xuyên buồn ngủ.
  • Rối loạn tâm thần (bệnh não gan)

5 nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan

Để khắc phục tình trạng suy giảm chức năng gan, trước hết người bệnh cần hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là 5 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan:

  • Do lạm dụng rượu bia: Khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thụ nhanh chóng vào máu, qua niêm mạc dạ dày và ruột. Chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu, còn lại sẽ đi thẳng qua gan, khiến gan nhiễm độc nặng nề, từ đó gây hại cho cơ thể. Sử dụng rượu bia quá mức khiến nguy cơ mắc những bệnh về gan tăng cao như: Xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan,...

chuc-nang-gan-bi-suy-giam-boi-nhieu-nguyen-nhan.jpg

Chức năng gan bị suy giảm bởi nhiều nguyên nhân

  • Tuổi tác, các bệnh đi kèm: Tuổi tác cao cũng khiến chức năng gan bị suy giảm, khả năng giải độc và chuyển hóa của gan kém đi, độc tố tích tụ trong cơ thể lâu hơn, khiến tế bào gan bị tổn thương.
  • Sử dụng thuốc tây không hợp lý: Một trong những tác dụng phụ của thuốc tây đó là gây tổn thương gan. Khi sử dụng thuốc tây dài ngày với hàm lượng cao sẽ có nguy cơ gây nhiễm độc gan, u gan, xơ gan và vàng da.
  • Ăn uống thiếu khoa học, lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống nhiều chất béo, cholesterol, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều chất phụ gia… hay thiếu hụt những thực phẩm có chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cũng khiến chức năng gan bị suy giảm. Những thói quen xấu như: Thức khuya, làm việc quá sức, uống rượu bia, thuốc lá… cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan.
  • Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, ô nhiễm không khí cũng góp phần tăng áp lực lên gan, khiến gan làm việc quá sức, lâu dần dẫn đến tình trạng gan bị suy yếu.

Suy giảm chức năng gan có nguy hiểm không?

Suy gan được chia thành 4 giai đoạn đó là: Viêm gan, xơ hóa, xơ gan, suy gan. Người bệnh cần chủ động theo dõi, phát hiện để có biện pháp điều trị kịp thời.

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn đầu, gan sẽ bị viêm, có thể gây đau hoặc không có bất cứ triệu chứng nào.
  • Giai đoạn 2: Nếu viêm gan không được điều trị sẽ gây sẹo. Mô sẹo tích tụ trong gan sẽ ngăn chặn lưu lượng máu tới gan, khiến gan làm việc quá mức.
  • Giai đoạn 3: Khi những mô sẹo ngày càng phát triển, lấn át tế bào gan khỏe mạnh. Gan không thể hoạt động đều đặn, hay thậm chí là ngừng hoạt động.
  • Giai đoạn 4: Gan sẽ bị suy ở giai đoạn này, biểu hiện qua những triệu chứng như: Gan có thể sưng, chảy máu trong, nát chức năng thận, tràn dịch trong bụng, xuất hiện một số vấn đề ở phổi. Ghép gan là phương pháp điều trị duy nhất ở giai đoạn này.

Nếu không được điều trị kịp thời, chức năng gan suy giảm có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như: 

  • Phù não: Suy gan thường gây tích tụ chất lỏng, dịch có thể tràn vào trong não và gây ra hiện tượng phù não.
  • Nhiễm trùng: Suy gan ở giai đoạn cuối khiến người bệnh dễ nhiễm trùng, dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng tiểu.
  • Suy thận: Suy gan có thể làm thay đổi hoạt động của thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận.
  • Khó đông máu: Gan có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, do đó, khi chức năng gan bị suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng máu khó đông rất nguy hiểm.

Các biện pháp ngăn ngừa suy giảm chức năng gan

Để phòng chống suy giảm chức năng gan, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Tiêm vắc-xin để ngăn ngừa viêm gan A, B.
  • Duy trì cân nặng vừa phải.
  • Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn và những chất kích thích.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, không dùng chung đồ cá nhân như: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu,...
  • Không dùng chung bơm kim tiêm.
  • Quan hệ tình dục an toàn.

Giải pháp hỗ trợ điều trị suy giảm chức năng gan an toàn, hiệu quả từ thiên nhiên

Suy giảm chức năng gan là một bệnh lý nguy hiểm, gây nhiều biến chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng con người. Do đó, mục tiêu điều trị bệnh không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà cần phải tăng cường khả năng thải độc, bảo vệ tế bào gan, phục hồi những tế bào gan bị tổn thương và hư hại, đồng thời phòng tránh biến chứng xảy ra.

Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay có nhiều phương pháp giúp hỗ trợ điều trị các bệnh ở gan, tuy nhiên, chúng còn tồn tại không ít bất cập. Tây y chỉ giúp làm giảm tạm thời các triệu chứng như: Mẩn ngứa, mụn nhọt, vàng da, men gan cao,... nhưng chưa giải quyết được vấn đề lâu dài - đó là tăng cường chức năng gan, bảo vệ và phục hồi các tế bào gan bị tổn thương, xơ sẹo. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuốc tây điều trị trong thời gian dài khiến gan phải hoạt động nhiều hơn, tạo thêm gánh nặng cho gan, hệ quả là chức năng ngày càng suy giảm. Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra sự kết hợp từ thảo dược với thành phần chính là Silybin phospholipids, kết hợp với một số thảo dược khác như: Diệp hạ châu đắng, cao đèn lồng, cà gia leo và dimethylglycine có tác dụng:

Giảm sản sinh các chất trung gian gây viêm, bảo vệ tế bào gan, giảm tổn thương gan.

Silybin phospholipids: Đây là phức hợp của Silybin và phospholipids có tác dụng chống viêm và bảo vệ gan. Silybin là thành phần chính của Silymarin có trong cây kế sữa (được coi là thần dược điều trị các bệnh về gan từ lâu) giúp chống oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ tế bào và giảm thương gan. Khi kết hợp với Phospholipids sẽ tạo ra tác dụng hiệp đồng, làm tăng tác dụng của Silybin lên gấp nhiều lần.

Silybin trong kế sữa với tác dụng bảo vệ tế bào gan

Silybin trong kế sữa với tác dụng bảo vệ tế bào gan

Tăng cường miễn dịch, ngăn chặn các tác nhân gây hại cho tế bào gan

Cao lồng đèn: Giúp điều hòa miễn dịch, chống viêm và ngăn ngừa tổn thương gan.

Dymethylglycine(DMG): DMG là một dẫn xuất của axit amin glycine. Nó được tìm thấy tự nhiên trong các tế bào thực vật, động vật và trong một số loại thực phẩm như đậu, ngũ cốc và gan. DMG được sản xuất trong các tế bào ở quá trình chuyển hóa choline và được coi là chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, bảo vệ tế bào gan.

Chống oxy hóa, tăng cường chức năng gan, giải độc gan, từ đó giúp tái tạo và phục hồi các tế bào gan bị tổn thương, hư hại

Diệp hạ châu đắng: Nhờ thành phần phyllanthin và hypophyllanthin có trong diệp hạ châu giúp bảo vệ tế bào gan chống lại tác động của các hóa chất độc hại. Ngoài ra, diệp hạ châu còn chứa acid phenolic có tác dụng ức chế DNA polymerase của virus viêm gan B.

Cà gai leo: Các hoạt chất Alkaloid, Flavonoids trong cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa, phân hủy gốc tự do, bảo vệ tế bào gan tránh khỏi những chất độc, các tác hại của rượu bia, ức chế sự phát triển của xơ gan.