Suy giảm chức năng gan giai đoạn đầu thường có những biểu hiện nhẹ và dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khoẻ khác. Bệnh sẽ ngày càng trầm trọng và gây nguy hiểm cho người mắc nếu như không được điều trị hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn cách nhận biết sớm các dấu hiệu suy giảm chức năng gan, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa tình trạng này. 

Hội chứng suy giảm chức năng gan thường gặp là gì?

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể và đảm nhận nhiều chức năng quan trọng. Khi các tế bào gan bị tổn thương nặng và không còn khả năng hồi phục, cơ quan này sẽ không thực hiện được chức năng vốn có, gây ra hội chứng suy giảm chức năng gan

hoi-chung-suy-giam-chuc-nang-gan-thuong-gap.webp

Hội chứng suy giảm chức năng gan thường gặp

Nguyên nhân gây suy giảm chức năng của gan

Có nhiều nguyên nhân gây ra suy giảm chức năng gan. Tùy thuộc suy gan cấp hay mạn tính mà căn nguyên gây ra tình trạng này là khác nhau. 

Nguyên nhân gây suy gan cấp tính

Suy gan cấp tính là tình trạng gan bị suy giảm chức năng nhanh chóng, các nguyên nhân thường gặp bao gồm: 

  • Quá liều paracetamol.
  • Nhiễm virus viêm gan A, B và E, virus  Epstein-Barr, virus cytomegalovirus dẫn đến tổn thương gan hoặc xơ gan.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc kê đơn làm phá huỷ các tế bào gan hoặc gây ảnh hưởng đến hệ thống ống dẫn mật.
  • Ăn phải một số cây nấm dại độc hại: Nấm Amanita phalloides còn được gọi là nấm tử đằng chứa các chất độc làm tổn thương tế bào gan đồng thời dẫn đến suy gan trong vòng vài ngày.
  • Viêm gan tự miễn.
  • Bệnh rối loạn gen di truyền Wilson.
  • Gan nhiễm mỡ thời kỳ mang thai.
  • Sốc nhiễm trùng.
  • Hội chứng tắc nghẽn tĩnh mạch gan Budd Chiari.
  • Chất độc và các loại hóa chất từ công nghiệp

suy-gan-cap-tinh-co-the-do-qua-lieu-paracetamol.webp

Suy gan cấp tính có thể do sử dụng quá liều paracetamol

Nguyên nhân gây suy gan mạn tính

Suy gan mạn tính do những nguyên nhân tích tụ theo thời gian khiến cho gan suy yếu dần và cuối cùng ngừng hoạt động. Một số nguyên nhân phổ biến như: 

  • Viêm gan B, viêm gan C. 
  • Nghiện rượu lâu năm.
  • Bệnh rối loạn sắc tố di truyền Hemochromatosis.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng này như: 

  • Viêm gan A, viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan.
  • Viêm đường mật xơ cứng nguyên phát dẫn tới tổn thương đường mật.
  • Bệnh Wilson.
  • Thiếu alpha-1 Antitrypsin - protein bảo vệ gan.
  • Hội chứng Alagille (hẹp và dị dạng đường mật).
  • Galactosemia - rối loạn chuyển hóa đường galactose.
  • Thiếu hụt men lysosomal acid lipase (LAL-D).

viem-gan-b-lau-nam-se-gay-suy-gan-man-tinh.webp

Viêm gan B lâu năm không chữa trị sẽ gây suy gan mạn tính

>>XEM THÊM: Viêm gan B mạn tính là gì? Phác đồ điều trị mới nhất hiện nay

Dấu hiệu hay gặp của suy giảm chức năng gan

Mặc dù những triệu chứng suy giảm chức năng gan không đặc trưng, nhưng nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, bạn nên đi khám sức khỏe để được kiểm tra chức năng gan, nhằm tránh bỏ qua giai đoạn vàng trong điều trị:

  • Buồn nôn, ăn mất ngon: Nguyên nhân là do việc bài tiết mật ở gan gặp vấn đề, từ đó gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
  • Mệt mỏi, hết sức lực: Khi gan bị suy giảm chức năng khiến cho việc loại bỏ chất độc bị đình trệ, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng người mệt mỏi và mất sức sống.
  • Tiêu chảy: Đôi khi tiêu chảy không chỉ báo hiệu các vấn đề liên quan tới rối loạn tiêu hoá. Nếu như nó kèm theo các biểu hiện sụt cân, mệt mỏi thì bạn nên đi khám bác sĩ để có thể kết luận chính xác nhất.
  • Da và mắt có màu vàng: Khi chức năng gan suy yếu, bilirubin không được đào thải ra ngoài mà bị tích tụ trong máu gây ra tình trạng vàng da, vàng mắt.
  • Sụt cân: Buồn nôn, chán ăn xảy ra thường xuyên sẽ làm cho cơ thể không được nạp đầy đủ chất dinh dưỡng, lâu dần nó có thể gây ra suy dinh dưỡng và sụt cân.
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu: Chức năng gan suy giảm làm chậm hoặc ngừng quá trình sản xuất protein cần thiết cho quá trình đông máu. Hiện tượng này làm cho da xuất hiện các vết bầm mặc dù người bệnh không bị va đập hay là té ngã.
  •  Ngứa.
  •  Phù nề ở chân, cổ trướng.

vang-da-la-dau-hieu-cua-suy-giam-chuc-nang-gan.webp

Vàng da là dấu hiệu của suy giảm chức năng gan

Phương pháp điều trị hiệu quả suy giảm chức năng gan

Đối với người suy giảm chức năng gan, cần kiểm tra để biết nguyên nhân của hội chứng này là gì nhằm tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Thuốc sử dụng trong điều trị suy giảm chức năng gan

Đối với người suy giảm chức năng gan cấp tính do sử dụng quá liều Paracetamol thì Acetylcystein là thuốc đầu tay giúp giải độc gan thông qua hoạt hóa glutathion. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể sử dụng dưới sự chỉ định của nhân viên y tế. Trong ngộ độc do nấm, một số loại thuốc khác cũng có chức năng giải độc, phục hồi chức năng gan. 

Một số nguyên tắc khi dùng thuốc cho người suy gan như:

  • Giảm lượng thuốc cần dùng xuống mức tối thiểu gây độc cho gan.
  • Xem xét thay thế các thuốc có nguy cơ gây độc cho gan.
  • Điều chỉnh liều dùng của thuốc dành cho người bệnh.

Phẫu thuật cắt, ghép gan

Nếu như chức năng gan kém do tổn thương trong thời gian dài hoặc khi đã dùng các biện pháp khác mà không thể hồi phục, lựa chọn cuối cùng là tiến hành ghép gan. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt, ghép gan rất tốn kém và tìm gan phù hợp với người bệnh cũng rất hiếm.

Nếu như chức năng gan không tiến triển tốt lên, người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng sau phẫu thuật như: Phù não, vấn đề về đông máu, nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, suy thận,...

phau-thuat-ghep-gan-trong-suy-giam-chuc-nang-gan.webp

Phẫu thuật ghép gan trong suy giảm chức gan nặng

Chế độ nghỉ ngơi trong quá trình điều trị suy gan

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp lá gan khỏe mạnh hơn cũng như hồi phục thể trạng cho người bệnh trong thời gian điều trị. Theo nhịp đồng hồ sinh học của cơ thể, khoảng thời gian từ 23 giờ đêm - 1 giờ sáng khi cơ thể nghỉ ngơi thì gan sẽ làm nhiệm vụ thải độc, giúp trao đổi chất tốt hơn. Khoảng 1 - 3 giờ sáng, túi mật giúp cơ thể tiêu hoá chất béo cũng như các cholesterol xấu trong thức ăn và trong máu. Nếu bạn thức khuya sẽ làm tăng sinh các phản ứng oxy hoá tại gan, gây tổn hại đến chức năng gan.

Vì thế, việc cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi, làm việc và giải trí hợp lý là rất cần thiết. Mỗi ngày nên tạo thói quen đi ngủ trước 22 giờ để khoảng thời gian từ 23 giờ đêm  - 3 giờ sáng sẽ có giấc ngủ sâu, máu nuôi dưỡng gan tốt nhất.

Trong thời gian viêm gan hoặc xơ gan tiến triển, người bệnh cần nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động quá sức.

>>XEM THÊM: Cảnh bào 5 nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm chức năng gan

Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hội chứng suy giảm chức năng gan

Gan có vai trò quan trọng với cơ thể nên việc phòng ngừa hội chứng suy giảm chức năng gan là rất cần thiết. Việc thay đổi lối sống để tạo nên một lá gan khỏe mạnh và tăng cường chức năng gan sẽ giúp giảm thiểu tình trạng suy gan.

Thay đổi lối sống phòng ngừa suy giảm chức năng gan

Để phòng ngừa suy giảm chức năng gan, trước hết bạn cần có lối sống lành mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh xơ gan hoặc viêm gan. Một số biện pháp bạn cần thực hiện sớm để bảo vệ lá gan là:

  • Tạo thói quen ăn chín, uống sôi, chế độ ăn tốt cho sức khỏe.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Không uống rượu hoặc các chất kích thích khác khi đang sử dụng thuốc chuyển hoá qua gan như: Paracetamol, thuốc điều trị lao,...
  • Phòng ngừa các con đường lây nhiễm viêm gan B, C như quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung bơm kim tiêm,...
  • Tiêm vaccine phòng virus viêm gan A, viêm gan B để ngừa viêm gan.
  • Bảo vệ cơ thể để tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.

Kết hợp chế độ ăn, lối sống và sử dụng thảo dược sẽ giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị hiệu quả hội chứng suy giảm chức năng gan.

Thảo dược an toàn giúp tăng cường chức năng gan

Việt Nam là đất nước có nền y học cổ truyền phát triển với rất nhiều cây thuốc mang lại giá trị cao trong hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, cải thiện tình trạng suy giảm chức năng gan. Một số loài dược liệu thường được người dân sử dụng như: Cây kế sữa, diệp hạ châu đắng, cà gai leo, lồng đèn,...

cay-ke-sua-la-thao-duoc-ho-tro-dieu-tri-suy-giam-chuc-nang-gan.webp

Cây kế sữa là thảo dược hỗ trợ điều trị suy giảm chức năng gan

Tác dụng của những dược liệu này đã được chứng minh qua công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới, góp phần hỗ trợ hiệu quả cho những người đang mắc các bệnh lý về gan, suy giảm chức năng gan. 

Trong đó, hoạt chất tinh chế từ hỗn hợp flavonoid của cây kế sữa là Silybin có khả năng chống oxy hoá và chống viêm mạnh mẽ. Nghiên cứu năm 2019 tại Trung tâm nghiên cứu bệnh gan của Trung Quốc đã chứng minh: Silybin kết hợp với phospholipid tự nhiên tạo ra phức hợp Silybin phospholipids có cấu trúc giống như màng tế bào, giúp bảo vệ chức năng của ty thể và điều hoà hoạt động chuyển hoá acid béo ở gan. 

Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường tác dụng hướng trúng đích, tăng hiệu quả hấp thu của Silybin lên gấp nhiều lần, từ đó tạo ra hiệu quả cao trong tăng cường chức năng gan và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan.

Khi hết hợp thành phần này với các thảo dược kể trên cũng sẽ giúp tăng cường chức năng gan và làm giảm tổn thương gan.

Trên đây là những thông tin về hội chứng suy giảm chức năng gan mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Nếu như bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ có tổn thương gan thì nên đi kiểm tra sức khoẻ để chẩn đoán sớm. Bên cạnh đó, hãy chủ động thay đổi lối sống lành mạnh và sử dụng các thảo dược bổ gan để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy giảm chức năng gan. Nếu bạn còn thắc mắc gì, vui lòng để lại thông tin để các chuyên gia giải đáp miễn phí.