Gan là cơ quan có chức năng chuyển hóa và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng chất độc lớn khiến gan bị quá tải và gây ra nhiễm độc gan. Nhiễm độc khiến gan bị tổn thương, lâu dần dẫn đến các biến chứng như suy gan, xơ gan,... thậm chí có thể gây tử vong trong vòng vài giờ. Vì thế, nhận biết nguyên nhân, cách phòng ngừa và sử dụng đúng những thảo dược giúp giải độc gan là rất cần thiết.
Các nguyên nhân gây ra nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan là tình trạng gan bị viêm do ảnh hưởng của một số tác nhân mà cơ thể bạn tiếp xúc. Mặc dù gan có khả năng tái tạo rất lớn nhưng nếu như tiếp xúc thường xuyên hoặc với lượng lớn các hóa chất độc hại cũng khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng. Nhiễm độc gan có thể xảy ra trong vài ngày hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc với chất độc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các dấu hiệu gan bị nhiễm độc có thể xuất hiện sau vài tháng hoặc lâu hơn. Một số nguyên nhân thường gây ra nhiễm độc gan như:
- Uống quá nhiều rượu bia: Nghiện rượu bia trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc gan, làm suy giảm chức năng gan, lâu dần dẫn tới suy gan.
- Lạm dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol, aspirin, naproxen, ibuprofen,...có thể ảnh hưởng đến chức năng gan vì các thuốc này chuyển hóa chủ yếu qua gan. Đặc biệt, uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan.
- Sử dụng một số loại thuốc kê đơn: Nhóm thuốc statin dùng để điều trị rối loạn lipid máu, thuốc kháng sinh kết hợp (Augmentin), thuốc kháng virus, kháng nấm,…
- Bổ sung thảo dược và vitamin không đúng cách: Một số thảo dược như ma hoàng, vỏ cà phê, mao lương hay vitamin A, E, C, K,... nếu sử dụng với liều lượng không kiểm soát.
- Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp như: Dung môi giặt khô carbon tetrachloride, vinyl clorua (sản xuất nhựa), thuốc diệt cỏ,...
Quá liều paracetamol là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm độc gan.
Các dấu hiệu khi gan bị nhiễm độc
Nhận biết các dấu hiệu gan nhiễm độc giúp điều trị sớm tránh gây tổn thương nghiêm trọng và nhanh chóng phục hồi chức năng gan. Một số dấu hiệu gan bị nhiễm độc thường gặp như:
- Sốt, đau khớp.
- Rối loạn tiêu hoá: Ăn mất ngon, buồn nôn,...
- Đau hạ sườn phải.
- Ngứa, phát ban.
- Da vàng, mắt vàng.
- Mệt mỏi, sút cân.
- Nước tiểu sẫm màu.
Những triệu chứng này xuất hiện thường xuyên sẽ gây suy kiệt sức khỏe trầm trọng, vì thế người bệnh không nên chủ quan bỏ qua mà cần thăm khám để được điều trị hợp lý.
Bạn cần phải tới cơ sở gần nhất để được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu xuất hiện 1 trong các dấu hiệu: Buồn nôn/ói mửa nhiều ngày, đau dữ dội vùng gan, choáng váng, lú lẫn,...
Đau hạ sườn phải là dấu hiệu khi gan bị nhiễm độc.
Chẩn đoán tình trạng nhiễm độc gan
Để chẩn đoán nhiễm độc gan, bạn cần thực hiện các xét nghiệm sinh hoá và xét nghiệm hình ảnh liên quan. Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng hỏi thêm về bệnh sử để tìm ra nguyên nhân khiến gan bị nhiễm độc. Các phương pháp chẩn đoán tình trạng nhiễm độc gan thường được sử dụng như:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm xác định các chỉ số men gan ALT, AST, ALP, GGT. Mức độ chỉ số men gan càng cao chứng tỏ gan càng bị tổn thương nặng.
- Xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm gan, chụp CT gan, chụp cộng hưởng từ MRI,...
- Sinh thiết gan: Đây là phương pháp lấy một mẫu mô nhỏ tế bào gan, kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm độc gan và giúp loại bỏ các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, sinh thiết rất hiếm được sử dụng.
Sinh thiết gan kiểm tra tình trạng nhiễm độc gan
Các phương pháp điều trị nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan do nhiều nguyên nhân gây ra nên cần xác định rõ tác nhân để tìm ra phương pháp điều trị hợp lý. Trong hầu hết các trường hợp, khi ngừng tiếp xúc với các chất độc thì tình trạng sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, khi gan đã bị tổn thương nghiêm trọng, cần có các biện pháp điều trị tích cực hơn để phục hồi chức năng gan. Bên cạnh đó, cần sử dụng thêm các thảo dược tăng cường chức năng gan để hỗ trợ giải độc gan. Những phương pháp điều trị nhiễm độc gan hiện nay là:
- Thuốc giải độc paracetamol: Acetylcystein được chỉ định nếu người bệnh bị ngộ độc paracetamol nhằm làm giảm tổn thương gan. Đây là thuốc có hiệu quả nhất trong vòng 16 giờ kể từ khi người bệnh dùng quá liều paracetamol.
- Chăm sóc hỗ trợ: Những trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng có thể điều trị hỗ trợ tại bệnh viện để giảm các triệu chứng và theo dõi tình trạng tổn thương gan.
- Ghép gan: Khi chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, ghép gan là lựa chọn cuối cùng với người bệnh.
Phòng ngừa nhiễm độc gan như thế nào?
Để tránh những tác nhân gây độc cho lá gan, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả như:
- Sử dụng thuốc hợp lý: Mọi loại thuốc đều có đối tượng, mức liều phù hợp với từng người bệnh. Vì thế, khi sử dụng thuốc bạn cần uống theo đúng chỉ dẫn, không được tự ý uống quá mức liều quy định sẽ dẫn tới ngộ độc.
- Duy trì chế độ ăn hợp lý: Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp các tế bào gan phục hồi và tái tạo nhanh hơn. Nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu protein (rau xanh, thịt nạc, cá,...); thực phẩm giàu vitamin B1 (giá, đậu, hoa quả, lạc,...); thực phẩm giàu vitamin A (bắp cải, gan động vật, sữa bò, lòng trắng trứng,...). Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo.
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Hạn chế tối đa rượu bia và các chất kích thích, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe.
- Tránh tiếp xúc hoặc sử dụng đồ bảo hộ khi bắt buộc phải làm việc trong môi trường có nguy cơ cao nhiễm độc.
Chế độ ăn hợp lý giúp tăng cường sức khỏe lá gan.
Thảo dược thiên nhiên giúp thải độc, tăng cường chức năng gan
Nhiễm độc gan làm chức năng gan suy giảm dần, gây tổn thương gan nghiêm trọng nếu như không có biện pháp bảo vệ và tăng cường chức năng gan. Vì thế, bên cạnh việc điều trị nguyên nhân, bạn nên bổ sung thêm các thảo dược từ thiên nhiên để giúp tăng cường chức năng gan từ bên trong. Ngoài ra, sử dụng thảo dược bảo vệ gan lâu dài còn giúp gan chống lại các tác nhân gây bệnh.
Một trong những dược liệu quý được dùng nhiều nhất để giải độc gan hiện nay là cây kế sữa. Với thành phần Silymarin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ tế bào gan. Đây là hoạt chất giúp giảm các chất trung gian gây ra quá trình viêm, đồng thời làm giảm tổn thương do các tác nhân độc hại ở gan.
Silybin là hoạt chất tinh chế từ hỗn hợp flavonoid Silymarin được ghi nhận có hoạt tính sinh học cao nhất. Để tăng tác dụng của Silybin, các nhà khoa học đã kết hợp Silybin với phospholipid tạo nên cấu trúc tương tự như màng tế bào có tác dụng hướng trúng đích tại gan. Phức hợp Silybin phospholipids được nghiên cứu bởi SS Sun và cộng sự năm 2019 thu được kết quả: Nhóm sử dụng Silybin phospholipids làm giảm tình trạng gan nhiễm mỡ rõ rệt, giảm sưng ở ty thể và các cấu trúc tế bào gan do Amiodarone so với nhóm đối chứng. Từ đó, phức hợp này giúp bảo vệ các chức năng của ty thể và đồng thời điều hòa chuyển hóa acid béo ở gan cũng như cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Nhờ những tác dụng này, phức hợp Silybin phospholipids giúp chống viêm, giải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả hơn nhiều so với Silybin đơn độc.
Silybin trong cây kế sữa giúp giải độc gan, tăng cường chức năng gan.
Ngoài ra, sử dụng kết hợp phức hợp Silybin phospholipids cùng với các thảo dược như: Cà gai leo, diệp hạ châu đắng,... đem lại hiệu quả cao trong bảo vệ gan khỏi những tổn thương, tăng cường chức năng gan và phòng ngừa các tác nhân gây độc cho gan.
Trên đây là những thông tin cảnh báo về tình trạng nhiễm độc gan. Hi vọng qua bài viết có thể giúp bạn nhận biết được tình trạng gan của mình và phòng tránh được những tác nhân gây nhiễm độc gan, đồng thời sử dụng đúng các thảo dược tự nhiên giúp tăng cường chức năng gan.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp, bạn hãy để lại thông tin để nhận được câu trả lời từ chuyên gia.