Bị viêm gan C có chữa khỏi không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bệnh gây nhiều hậu quả nặng nề nếu không được cứu chữa kịp thời. Do đó, để trả lời cho câu hỏi trên, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh viêm gan C có chữa được không?

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do virus Hepatitis C (HCV) xâm nhập vào tế bào gan gây ra. Viêm gan C là một bệnh thầm lặng, thế nhưng nó để lại những di chứng, hậu quả vô cùng nặng nề cho người bệnh cũng như gia đình.

Viêm gan C trước đây không thể chữa khỏi được, nhưng hiện nay, do khoa học kỹ thuật phát triển, con người đã nghiên cứu ra những loại thuốc có thể điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan C. Nên người bệnh có thể yên tâm nếu như mình bị nhiễm viêm gan C bởi đã có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn cần phát hiện sớm thì mới có thể chữa khỏi.

Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan C sớm đó là các triệu chứng cấp tính như: Tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, khớp, buồn nôn, đau bụng nhẹ, sụt cân và vàng da nhẹ. Khi viêm gan C cấp tính không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang viêm gan C mạn tính với các triệu chứng như: Nước tiểu có màu đậm, phát ban, da ngứa, phân sáng màu, vàng da và vàng tròng trắng mắt, lưỡi.

Ngay khi phát hiện các triệu chứng trên, bạn cần phải tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị viêm gan C.

Cách điều trị viêm gan C

Việc điều trị viêm gan C còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cụ thể:

Kiểm soát triệu chứng khi viêm gan nặng hơn

  • Trướng bụng: Bác sĩ có thể kê toa thuốc lợi tiểu, thuốc giúp loại bỏ chất lỏng khỏi cơ thể hoặc dùng kim để rút chất lỏng ra trong trường hợp cần thiết. Sự tích tụ chất lỏng làm cho người bệnh càng dễ dàng bị nhiễm trùng, do đó bạn cũng có thể cần dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Giảm áp lực tĩnh mạch: Có thể bệnh nhân cần dùng thuốc chẹn beta, giảm huyết áp trong tĩnh mạch.
  • Xuất huyết trong thực quản: Bác sĩ sẽ kiểm tra và làm giảm tình trạng phù mạch máu thực quản, ngăn chặn tình trạng vỡ mạch máu.
  • Thải độc cho gan: Bác sĩ có thể dùng thuốc, người bệnh giảm lượng protein nạp vào cơ thể để giảm tải cho gan.

Hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật   

Trong trường hợp bệnh biến chứng thành ung thư gan.

Ghép gan

Kết hợp với kiểm soát triệu chứng khi gan tổn thương không thể phục hồi, suy gan.

Thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị viêm gan C

Ngoài những phương pháp điều trị kể trên, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường chức năng và giải độc gan hiệu quả, làm quá trình cải thiện tốt hơn.

Silybin Phospholipids: Giúp chống viêm, bảo vệ tế bào gan. Silybin là thành phần chính của silymarin (trong cây kế sữa) có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và bảo vệ tế bào. Để tăng cường tác dụng của silybin, người ta kết hợp với phospholipids. Đây là chất có cấu trúc tương tự màng tế bào, giúp tăng cường tác dụng hướng trúng đích (điều trị tại gan) và giảm tác dụng phụ, giảm liều, tăng hấp thu và hiệu quả gấp nhiều lần so với silybin thông thường.

Cà gai leo: Giải độc gan: Các hoạt chất Alkaloid, Flavonoids trong cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa, phân hủy gốc tự do, bảo vệ tế bào (đặc biệt là tế bào gan) tránh khỏi tổn thương do gốc tự do, các chất độc, những tác hại của rượu, bia. Đặc biệt, thảo dược quý này còn giúp ức chế sự phát triển xơ gan.

Diệp hạ châu đắng: Bảo vệ tế bào gan, chống lại tác động của các hóa chất độc hại nhờ thành phần phyllanthin và hypophyllanthin.

Cao lồng đèn: Theo y học cổ truyền, cây lồng đèn có tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi thấp.

Dimethylglycine: Dimethylglycine được sản xuất trong các tế bào ở quá trình chuyển hóa choline và được coi là chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, bảo vệ tế bào gan.