Viêm gan D được xem là nguy hiểm nhất trong các loại bệnh viêm gan. Người bệnh thường đồng nhiễm cả virus viêm gan B và D. Bệnh viêm gan D diễn biến trong thầm lặng, triệu chứng mờ nhạt nên đa số người mắc khó nhận biết sớm trên lâm sàng. Vì thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan bệnh viêm gan D qua bài viết sau đây để có thể chủ động phòng ngừa và điều trị.

Viêm gan D là gì? Mối quan hệ của viêm gan D và B

Viêm gan D là bệnh truyền nhiễm do virus Hepatitis D (HDV) gây ra, khiến cho các tế bào gan bị viêm và tổn thương. Nếu bệnh kéo dài sẽ gây ra các tổn thương tại gan nghiêm trọng, nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Không giống như các loại viêm gan virus khác, siêu vi viêm gan D có cấu trúc rất đơn giản, tương tự như siêu vi thực vật. Vì vậy, chúng không đủ khả năng gây bệnh mà thường xảy ra theo kiểu đồng nhiễm. 

Tức là người bệnh sẽ đồng nhiễm mắc viêm gan virus D và B. Sự có mặt của 2 chủng virus này cực kỳ nguy hiểm. Chúng tàn phá các tế bào gan nhanh chóng và có khả năng gây tử vong chỉ trong một thời gian ngắn. 

Tại sao đồng nhiễm viêm gan B và D lại nguy hiểm tới vậy? Siêu vi viêm gan D sẽ lợi dụng lớp vỏ bọc kiên cố của chất kháng nguyên HBsAg làm áo giáp bảo vệ cho mình. Nếu như không có chất HBsAg của viêm gan B thì siêu vi D không thể nào xâm nhập được vào tế bào gan.

Ngay cả nếu như chúng sinh trưởng được trong tế bào gan thì cũng không có khả năng truyền nhiễm và lây lan từ tế bào này sang tế bào khác. Sự biến đổi này khiến virus viêm gan D từ vô hại chuyển sang tấn công mạnh mẽ vào tế bào gan và phá hủy nó.

Viêm gan D có thể nhiễm đồng thời cùng với viêm gan B (đồng nhiễm) hoặc mắc sau bội nhiễm trên nền người bệnh đã bị viêm gan B trước đó.

Viem-gan-sieu-vi-D-va-viem-gan-sieu-vi-B-co-moi-quan-he-mat-thiet.webp

Viêm gan siêu vi D và viêm gan siêu vi B có mối quan hệ mật thiết

Diễn tiến của bệnh siêu vi viêm gan D tương đối đa dạng. Dựa vào sự khác nhau của biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng, các nhà khoa học đưa ra 3 hình thái của bệnh là: Đồng nhiễm viêm gan siêu vi B và D cấp tính, bội nhiễm viêm gan siêu vi D trên người mang virus HBV mạn tính và viêm gan siêu vi D mạn tính.

Triệu chứng bệnh viêm gan D

Triệu chứng của bệnh viêm gan D sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương do viêm gan B gây ra. Viêm gan D ở giai đoạn cấp tính có một số triệu chứng như:

  • Đau đầu.
  • Buồn nôn.
  • Chóng mặt.
  • Vàng da.

Tùy thuộc vào độ tuổi và thể trạng người bệnh mà các triệu chứng có thể mờ nhạt hoặc rõ ràng. Người bệnh càng ít tuổi thì các triệu chứng càng mơ hồ. Sự mờ nhạt của các triệu chứng không phải là bệnh nhẹ mà đang tiến triển âm thầm sang giai đoạn mạn tính. Các triệu chứng ở giai đoạn mạn tính như:

  • Loạn trí: Mất ngủ, dễ quên, nói lảm nhảm (hiếm gặp).
  • Hôn mê, bất tỉnh.
  • Tâm trạng buồn phiền, chán nản.
  • Chảy máu cam, nôn ra máu.
  • Phân màu đen như mực.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Da bầm tím nhiều chỗ trên cơ thể.

Mot-so-trieu-chung-viem-gan-D-gom-dau-bung-buon-non-vang-da.webp

Một số triệu chứng viêm gan D gồm đau bụng, buồn nôn, vàng da,...

Biến chứng nguy hiểm của viêm gan D

Do người nhiễm siêu vi viêm gan D trên cơ sở đã hoặc đang nhiễm siêu vi viêm gan B vì vậy nguy cơ tiến triển thành xơ gan, suy gan, ung thư gan sẽ sớm hơn.

Do sự tấn công đồng thời của cả 2 loại virus HDV và HBV khiến cho tế bào Kupffer (là một loại đại thực bào ở xoang gan chuyên xử lý các loại virus, hồng cầu già chết,…) phải hoạt động quá mức. 

Điều này gây nên tình trạng phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β,... làm hoại tử tế bào gan nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình tiến triển thành xơ gan và ung thư gan so với dạng viêm gan virus khác.

Cac-bien-chung-viem-gan-D-gom-co-suy-gan-xo-gan-ung-thu-gan.webp

Các biến chứng viêm gan D gồm có suy gan, xơ gan, ung thư gan

Chẩn đoán xác định viêm gan D bằng xét nghiệm nào?

Xét nghiệm máu và siêu âm gan là phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán xác định viêm gan D.

Xét nghiệm máu

  • Mục đích: Xác định nồng độ HDV RNA, HDAg và kháng thể anti – HDV.
  • Chẩn đoán nhiễm siêu vi viêm gan D khi HDV-RNA tăng cao hoặc kháng nguyên HDAg dương tính.
  • Một số trường hợp khi tế bào gan bị tổn thương nặng thì khả năng kháng nguyên HDAg sẽ âm tính. Lúc này, người bệnh cần phải làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus viêm gan D, HDV-Ab, anti-HD IgM.
  • Kháng nguyên HBeAg cũng là dấu ấn sinh học quan trọng. Chúng cho biết quá trình sinh sôi của viêm gan B có đang tạo điều kiện thuận lợi cho viêm gan D tấn công hay không. 

Siêu âm gan

Siêu âm gan là phương pháp chẩn đoán hình ảnh dựa vào sóng siêu âm tần số cao áp vào vùng hạ sườn phải của người bệnh. Hình ảnh về gan được truyền đến màn hình máy tính giúp bác sĩ có thêm thông tin để chẩn đoán và điều trị bệnh.

Xet-nghiem-mau-la-phuong-phap-chan-doan-chinh-xac-nhat-cac-loai-sieu-vi.webp

Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất các loại siêu vi

Phác đồ điều trị bệnh viêm gan D 

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để siêu vi viêm gan D. Với người mắc siêu vi viêm gan D giai đoạn cấp tính, phương pháp chủ yếu là điều trị bổ trợ và dùng thuốc:

  • Hạn chế vận động.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học.
  • Thuốc Interferon-alfa: Thuốc được sử dụng nhằm ức chế sự nhân lên của virus viêm gan D. Phần lớn thời gian điều trị kéo dài 1 năm và liều dùng thường từ 5 – 9 triệu đơn vị thuốc tiêm dưới da 3 lần/tuần hoặc 5 triệu đơn vị thuốc mỗi ngày dùng trung bình khoảng 14 – 16 tháng.

Viem-gan-D-duoc-dieu-tri-bang-thuoc-Interferon-alfa.webp

Viêm gan D được điều trị bằng thuốc Interferon-alfa

Các con đường lây truyền viêm gan D

Tương tự như viêm gan B,  bệnh viêm gan D cũng lây lan chủ yếu qua 3 con đường chính:

  • Lây lan qua đường máu.
  • Lây qua đường tình dục.
  • Lây từ mẹ sang con.

Bệnh viêm gan D không lây qua các tiếp xúc cơ thể thông thường như nắm tay, ôm hôn, thức ăn, nước uống.

Các biện pháp dự phòng viêm gan D

Viêm gan D vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Do đó, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng.

Sự gắn liền giữa viêm gan D và B cho thấy các biện pháp dự phòng viêm gan B cũng giúp ngăn ngừa viêm gan D. Một số biện pháp dự phòng hữu hiệu gồm:

  • Tiêm vaccine viêm gan B cho mọi độ tuổi từ trẻ sơ sinh đến người lớn.
  • Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng các biện pháp bảo vệ và không quan hệ đồng giới nam với bạn tình mắc viêm gan B, D.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác như dao cạo râu, bàn chải đánh răng,...
  • Tránh tiếp xúc với máu hoặc các chế phẩm từ máu: Không nên dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế. Khi băng bó các vết thương hở nên đeo găng tay bảo vệ. Khi sử dụng máu hay các chế phẩm máu cần phải kiểm tra chặt chẽ để loại trừ virus viêm gan D.
  • Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống.

Tiem-vaccine-viem-gan-B-la-bien-phap-hieu-qua-nhat-de-phong-ngua-viem-gan-D .webp

Tiêm vaccine viêm gan B là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm gan D 

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh viêm gan D

Để tăng cường đề kháng, người bị viêm gan D cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý:

  • Bổ sung thực phẩm dễ tiêu, giàu đạm như sữa (ít béo), trứng, cá, thịt,...
  • Bổ sung các thực phẩm chứa ít đường, giàu vitamin như hoa quả tươi và rau xanh.
  • Sử dụng các thực phẩm như đậu xanh, đậu tương, đậu đen, gạo tẻ, bột mì, ngũ cốc để duy trì năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh xa các thực phẩm như:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các món xào, rán (chiên),...
  • Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Tránh xa các thực phẩm nhiều muối, nội tạng động vật,…

Che-do-an-uong-hop-ly-dong-vai-tro-quan-trong-trong-qua-trinh-dieu-tri-viem-gan-D.webp

Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị viêm gan D

Thảo dược giúp bảo vệ và ngăn ngừa viêm gan D tiến triển

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn hợp lý, để nhanh chóng phục hồi các tổn thương tại gan, người bệnh nên sử dụng thảo dược với tác dụng bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan. Cụ thể:

  • Kế sữa: Thành phần chính có tác dụng bảo vệ gan của cây kế sữa là Silymarin. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, các nhà khoa học đã thành công nghiên cứu kết hợp 2 thành phần là Silybin (tinh chế từ Silymarin) và phospholipid. Nghiên cứu từ 2019 ở Trung Quốc do SS Sun và cộng sự đã chỉ ra được phức hợp này có tác dụng giảm tổn thương ty thể, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ rõ rệt từ đó giúp điều hòa chuyển hóa acid béo ở gan.
  • Cà gai leo: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cà gai leo có tác dụng làm chậm quá trình xơ hóa gan, giảm triệu chứng và hạn chế biến chứng của bệnh.

Ke-sua-ca-gai-leo-la-nhung-thao-duoc-co-tac-dung-bo-gan.webp

Kế sữa, cà gai leo là những thảo dược có tác dụng bổ gan

Bài viết trên là toàn bộ thông tin về bệnh viêm gan D mà chúng tôi muốn gửi đến quý độc giả. Hy vọng bạn đã nắm được triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa viêm gan D hiệu quả. Nếu bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào hãy để thông tin liên lạc dưới phần bình luận. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn. 

Link tham khảo:

https://www.cdc.gov/hepatitis/hdv/index.htm