Xơ gan cổ trướng là một bệnh nguy hiểm, gây nhiều biến chứng và khó điều trị. Đến nay, mục tiêu điều trị bệnh chủ yếu ngăn ngừa biến chứng, làm chậm quá trình tiến triển bệnh, kết hợp phục hồi chức năng gan. Tuy nhiên, câu hỏi: “Xơ gan cổ trướng có lây không?” khiến nhiều người băn khoăn. Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây!
Xơ gan cổ trướng là gì?
Xơ gan được chia làm 4 mức độ, trong đó, xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Khi đó, mô xơ đã thay thế hoàn toàn tế bào gan, dẫn đến suy gan nặng, biểu hiện là xơ gan cổ trướng, sụt cân, thiếu máu, vàng da nặng,...
Xơ gan cổ trướng khiến bụng người mắc phình to do tích tụ dịch bên trong. Dịch cổ trướng có chứa một lượng lớn protein dạng albumin, màu vàng nhạt. Ngoài ra, bệnh còn thấy các dấu hiệu khác như: Đại tiện phân đen, da đổi màu vàng, đau dữ dội vùng gan hoặc có thể rơi vào tình trạng hôn mê,... Ở giai đoạn này, bệnh nhân xơ gan thường chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Xơ gan cổ trướng là một bệnh nguy hiểm
Bị xơ gan cổ trướng là do đâu?
Có nhiều yếu tố gây ra xơ gan cổ trướng, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
-
Lạm dụng rượu bia: Thống kê cho thấy, có tới gần 72% nam giới ở nước ta bị xơ gan do uống nhiều rượu bia. Sử dụng rượu bia trong thời gian dài khiến các tế bào gan bị tổn thương, lâu dần dẫn tới xơ gan.
Xơ gan cổ trướng gây ra bởi nhiều nguyên nhân
-
Do virus viêm gan: Virus viêm gan B, C, D là một trong những nguy cơ gây xơ gan, do chúng làm phá hủy tế bào gan, suy giảm chức năng gan, tạo điều kiện thuận lợi cho các mô xơ phát triển nhanh hơn.
-
Do gan nhiễm mỡ: Khi gan tích tụ mỡ kéo dài sẽ dẫn đến viêm gan, hình thành mô sẹo, khiến gan bị xơ hóa.
-
Do bị nhiễm độc: Tiếp xúc với nhiều loại hóa chất gây độc gan hoặc do người bệnh thường xuyên sử dụng thuốc chuyển hóa qua gan nhiều như: Thuốc giảm đau, kháng sinh, trầm cảm,... cũng khiến gan bị tổn thương, tế bào gan hư tổn và gây xơ hóa gan.
-
Tắc nghẽn mật: Mật ứ đọng tại gan cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ gan.
-
Một số nguyên nhân khác: Chế độ ăn uống không hợp lý, do ký sinh trùng, máu ứ đọng, lách to,...
Xơ gan cổ trướng có lây không?
“Xơ gan cổ trướng có lây không?” là câu hỏi được nhiều người băn khoăn, lo lắng. Thậm chí, nhiều gia đình còn cách ly người bệnh, không ăn uống, sinh hoạt chung. Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là gì.
Nếu xơ gan trướng được gây ra bởi những nguyên nhân như: Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, tích tụ chất độc, viêm ruột, xơ gan bẩm sinh,... thì bệnh không lây nhiễm cho người tiếp xúc.
Tuy nhiên, trong trường hợp, người bị xơ gan cổ trướng do virus, nhất là virus B, C, thì khả năng lây nhiễm cho người khác là rất cao. Những con đường lây nhiễm mà bạn cần biết đó là:
-
Truyền từ mẹ sang con: Khi mẹ mang thai mà trước đó có tiền sử nhiễm virus viêm gan B thì khả năng con sinh ra bị mắc bệnh là rất cao.
-
Lây qua đường tình dục: Khi quan hệ tình dục không an toàn sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Virus viêm gan B hoàn toàn có thể lây bằng con đường này.
-
Lây qua đường máu: Tiêm hoặc sử dụng xilanh không an toàn có thể làm lây lan bệnh xơ gan cổ trướng cho người khác.
-
Lây qua vết thương: Khi bị xước, tổn thương ngoài da mà có sự tiếp xúc với virus viêm gan B thì nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
Xơ gan cổ trướng do viêm gan virus có thể lây nhiễm bằng nhiều con đường khác nhau
Điều trị xơ gan cổ trướng như thế nào?
Khi người bệnh ở giai đoạn xơ gan cổ trướng (xơ gan mất bù) thì khả năng phục hồi gan hoàn toàn là rất khó, tế bào gan đã bị xơ hóa khoảng 80 - 90%, không còn chức năng thải độc. Lúc này, các biện pháp điều trị xơ gan cổ trướng chỉ nhằm mục đích giảm thiểu đau đớn, hạn chế và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra, cụ thể là:
-
Chọc dịch cổ trướng: Phương pháp này được thực hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, biện pháp trên lại gây ra những biến chứng như: Vỡ ổ dịch, nhiễm trùng,... đe dọa đến tính mạng.
-
Ghép gan: Đây là phương pháp cuối cùng để điều trị bệnh nhưng chi phí tương đối cao.
-
Điều trị hấp thu dịch: Biện pháp này là sự kết hợp giữa dùng thuốc và áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Mục đích nhằm hạn chế hấp thu lượng nước và nước báng trong bụng, giảm áp lực cho gan, thận, ổ bụng khi đói.
Cải thiện xơ gan cổ trướng từ thảo dược
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên sử dụng các thảo dược để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, tiêu biểu là thành phần silybin phospholipids có tác dụng:
Giải độc, nâng cao chức năng của gan
Diệp hạ châu đắng: Đây là một loại thảo dược giúp làm mát gan, giải độc, ngăn chặn quá trình phát triển của các loại virus như: Virus viêm gan B, C gây tổn thương tế bào gan dẫn đến tình trạng xơ gan.
Trong đông y, diệp hạ châu dùng để điều trị: Viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu.
Cà gai leo:
Cà gai leo có tác dụng ổn định và tăng cường chức năng gan giúp tái tạo tế bào gan, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh xơ gan.
Ở Việt Nam, cà gai leo đã trải qua nhiều công trình nghiên cứu và thử nghiệm trên lâm sàng cho thấy tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan rất tốt.
-
Dịch chiết từ cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan dưới ảnh hưởng của chất độc TNT.
-
Thảo dược này có khả năng: Ngăn chặn thoái hoá mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể trong nhu mô gan, giải độc gan hiệu quả.
-
Ngăn chặn sự huỷ hoại tế bào nhu mô gan. Qua đó, góp phần bảo tồn cấu trúc nan hoa của phần tiểu thùy gan.
Ức chế chế sự phát triển các mô xơ, mô sẹo
Silybin phospholipids: Silybin phospholipids là phức hợp của silybin và phospholipids giúp chống viêm, bảo vệ tế bào gan. Silybin là thành phần chính của silymarin (trong cây kế sữa) có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và bảo vệ tế bào. Đây là hoạt chất có tác dụng hạn chế sự hình thành của các chất gây viêm như: Leukotriene, Interleukin, TNF – alpha, TNF – beta,… giúp cải thiện căn bệnh xơ gan hiệu quả.
Silymarin trong cây kế sữa có tác dụng ngăn ngừa các tổ chức xơ sẹo
Để tăng tác dụng của silybin, người ta kết hợp với phospholipids. Đây là chất có cấu trúc tương tự như màng tế bào giúp làm giảm thải trừ silybin nên giúp hướng trúng đích điều trị tại gan, làm giảm tác dụng phụ, giảm liều, tăng hấp thu, hạn chế sự ảnh hưởng của dịch tiêu hóa, các enzyme và vi khuẩn đường ruột.