Xơ gan được chia làm 2 giai đoạn: Xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Trong đó, xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này, người mắc thường xuất hiện biểu hiện: Mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để tìm hiểu thêm về bệnh xơ gan mất bù, mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. Xem ngay đừng bỏ lỡ!

Xơ gan mất bù là gì?

Xơ gan là tình trạng tế bào gan bị hư hại, làm suy giảm chức năng: Chuyển hóa, thải độc, dự trữ,... của cơ quan này.

Xơ gan có 2 giai đoạn đó là: Xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Trong đó, xơ gan mất bù (xơ gan cổ trướng) là giai đoạn cuối của bệnh.

Xơ gan xảy ra khi các tế bào gan bị viêm, tổn thương và lâu ngày trở nên xơ sẹo. Ở giai đoạn còn bù, các tế bào nguyên vẹn sẽ có khả năng bù đắp về mặt chức năng cho những tế bào bị xơ hóa, hư hại. Ngược lại, ở giai đoạn mất bù, số lượng tế bào nguyên vẹn còn lại rất ít (đa số đã bị xơ hóa) nên không thể bù đắp về mặt chức năng cho phần gan bị tổn thương, hậu quả là gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa.

Những điều cần biết về bệnh xơ gan mất bù. Click xem ngay!

Xơ gan mất bù gây rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng

Nguyên nhân gây bệnh xơ gan mất bù

Với cuộc sống công nghiệp hóa hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân làm suy giảm chức năng gan, gây xơ gan mất bù. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

- Do sử dụng nhiều rượu, bia.

- Tác dụng phụ của thuốc.

- Virus viêm gan B, virus viêm gan C.

- Bệnh di truyền (như thừa chất sắt và xơ nang).

Mặc dù có rất nhiều yếu tố gây xơ gan mất bù, tuy nhiên chúng đều có chung một cơ chế đó là: Gây độc, làm tổn thương gan khiến cho chức năng gan bị suy giảm. Lúc này, gan không thể làm tròn trách nhiệm của mình, do vậy các chất độc bị ứ đọng lại bên trong gan. Lâu dần, chúng sẽ gây tắc nghẽn, làm gan ngày càng suy yếu. Như vậy, suy giảm chức năng gan là nguyên nhân số một dẫn đến bệnh xơ gan mất bù. Do vậy, để cải thiện bệnh hiệu quả, cần có những biện pháp toàn diện giúp giải độc, bảo vệ và nâng cao chức năng gan, từ đó tác động trực tiếp vào nguyên nhân chính gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh xơ gan mất bù

Xơ gan mất bù là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của người mắc. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh:

- Cảm giác no, bụng phình to và tăng cân nhanh.

- Khó thở.

- Buồn nôn.

- Phù ở chân.

- Khó tiêu.

- Nôn.

- Ợ nóng.

- Ăn không ngon miệng.

- Sốt.

- Thoát vị.

Biến chứng của bệnh xơ gan mất bù

Xơ gan mất bù (xơ gan cổ trướng) thường khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, di chuyển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến một số biến chứng sau:

- Nhiễm trùng bụng.

- Suy thận.

- Thoát vị rốn hoặc bẹn.

- Xuất huyết tiêu hóa.

- Ung thư gan.

- Bệnh não gan.

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh xơ gan mất bù

Tổn thương gan là yếu tố rủi ro lớn nhất đối với người bị xơ gan mất bù. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này:

- Người bị viêm gan virus B hoặc C.

- Người bị gan nhiễm mỡ.

- Người có tiền sử dùng nhiều rượu bia.

Người mắc một số bệnh lý khác cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng xơ gan mất bù, bao gồm:

- Ung thư buồng trứng, tụy, gan hoặc nội mạc tử cung.

- Suy tim hoặc suy thận.

- Viêm tụy.

- Bệnh lao.

- Suy giáp.

Điều trị xơ gan mất bù

Hiện nay, để giảm các triệu chứng, hạn chế sự tiến triển của bệnh xơ gan mất bù, trong phác đồ điều trị, chuyên gia y tế thường cho người mắc sử dụng một số loại thuốc sau:

- Thuốc rối loạn đông máu: Vitamin K (dùng trong 3 ngày điều trị, nếu prombin không tăng thì dừng sử dụng). Ngoài ra, nếu thấy người mắc có nguy cơ chảy máu thì chuyên gia sẽ chỉ định truyền huyết tương.

- Thuốc tăng đào thải mật: Cholestyramin, Acide ursodesoxycholique.

- Thuốc điều trị thay thế huyết tương và các thành phần protein huyết tương: Nếu albumin máu giảm xuống còn nhỏ hơn 25g/l và xuất hiện tình trạng phù thì người mắc sẽ được chỉ định truyền albumin.

- Truyền dung dịch axit amin phân nhánh.

- Tiêm hoặc uống vitamin nhóm B.

- Các loại thuốc lợi tiểu: Nếu bệnh nhân có phù hoặc cổ trướng.

- Thuốc dự phòng xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch dạ dày và thực quản.

Bên cạnh đó, người bệnh cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia về dành cho bạn:

- Giảm lượng muối xuống dưới 2g/ngày.

- Uống ít nước <1 lít nước/ngày.

- Thường xuyên theo dõi điện giải đồ, khoảng 3 - 7 ngày/lần.

- Theo dõi cân nặng và nước tiểu.

Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh xơ gan mất bù

Để giảm nguy cơ mắc bệnh xơ gan mất bù và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, mọi người nên thực hiện các biện pháp sau:

- Không uống rượu, bia khi bị xơ gan.

Nên hạn chế sử dụng các thức uống gây hại cho gan

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, giảm sử dụng dầu mỡ.

- Nên ăn chín, uống sôi để không bị nhiễm ký sinh trùng.

- Hạn chế sử dụng các các loại thuốc tây làm suy giảm chức năng gan.