Hàng năm, trên thế giới có khoảng 3% dân số mắc bệnh viêm gan C và khoảng 170 triệu người lành mang virus viêm gan C. Bệnh có khả năng lây truyền khi máu của người nhiễm virus viêm gan C xâm nhập vào trong cơ thể của người chưa bị nhiễm. Mặc dù diễn biến âm thầm, nhưng bệnh để lại hậu quả rất nặng nề, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người mắc.

Biểu hiện của viêm gan C

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên. Khi virus viêm gan C vào trong cơ thể, chúng có giai đoạn ủ bệnh từ 6 - 8 tuần, sau đó sẽ đến thời kỳ khởi phát.

Phần lớn, người bệnh viêm gan C không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Chỉ đến khi bệnh chuyển biến sang xơ gan, những dấu hiệu mới rõ nét như: Vàng da ở thể nhẹ, đau nhẹ hạ sườn phải, đôi khi mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, những biểu hiện trên thường rất mờ nhạt, do đó, người bệnh không chú ý nên dễ bỏ qua mặc dù gan đang ở giai đoạn viêm nặng.

Thời kỳ bệnh toàn phát có thể kéo dài từ 6-8 tuần. Người bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng trường hợp này chỉ chiếm 15 - 30%. Số còn lại sẽ trở thành người lành mang virus viêm gan C, hoặc chuyển thành người mắc viêm gan C mạn tính.

Bệnh viêm gan C gây ra những biến chứng gì?

Khi bị viêm gan C lâu dài mà không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể biến chứng thành những bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người mắc

  • Xơ gan: Biến chứng đầu tiên của viêm gan C phải kể đến đó là xơ gan. Viêm gan C sẽ gây tổn thương tế bào gan qua nhiều năm, từ đó hình thành mô sẹo. Những mô sẹo này làm chậm dòng chảy của máu qua gan, gây ứ trệ máu trong tĩnh mạch của hệ thống tiêu hóa, có thể dẫn tới tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, gây nguy hiểm cho người bệnh.

viem-gan-c-qua-cac-giai-doan.png

Viêm gan C qua các giai đoạn

  • Suy gan: Khi bị xơ gan do viêm gan C, nếu không được điều trị thì bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, khiến chức năng gan bị suy giảm và dẫn đến tình trạng gan bị suy. Những biểu hiện thường thấy ở người suy gan như: Vàng da, vàng mắt, đi tiểu giảm, chân tay sưng phù, cổ trướng, mệt mỏi, cáu gắt,...
  • Ung thư gan: Ung thư gan là biến chứng muộn và nguy hiểm nhất của những bệnh lý gan mật. Khi bị viêm gan C, nguy cơ bị ung thư gan sẽ cao gấp 12 lần so với những người không bị nhiễm.

Ngoài ra, khi cơ thể nhiễm virus viêm gan C, ngoài việc tấn công và phá hủy tế bào gan, thì những bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng, gây ra những bệnh lý như: Đau khớp, tiểu đường, trầm cảm, tổn thương dây thần kinh gây mẩn ngứa, tê, nóng đỏ,...

Điều trị viêm gan C như thế nào?

Bệnh viêm gan C dù ở giai đoạn mạn tính hay cấp tính thì đều có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện, thăm khám và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Mục tiêu điều trị là làm giảm và ngăn chặn nguy cơ bệnh phát triển thành mạn tính. Nếu người mắc đã ở giai đoạn mạn tính thì sẽ sử dụng thuốc kháng virus để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể, đồng thời dùng kèm với nhóm thuốc miễn dịch theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, người mắc cũng cần thực hiện một số biện pháp sau để hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Ăn uống khoa học: Người mắc viêm gan C nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu như: Nội tạng động vật, thức ăn dầu mỡ, lòng đỏ trứng gà,... do chức năng bài tiết mật ở người viêm gan C giảm, do đó, không tiêu hóa hết chất béo sẽ làm gan bị tổn thương nặng hơn. Người bệnh cũng không nên kiêng khem quá mức khiến cơ thể thiếu chất, làm ảnh hưởng đến gan. Bởi vậy, việc cân đối giữa chất đạm, đường, béo và các vitamin, khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày là rất cần thiết.

khong-nen-thuc-khuya-lam-viec-qua-suc-gay-anh-huong-den-gan.jpg

Không nên thức khuya, làm việc quá sức gây ảnh hưởng đến gan

  • Từ bỏ thói quen có hại cho gan: Những thói quen mà người bị viêm gan C nên tránh xa đó là: Không hút thuốc lá, dùng đồ uống chứa cồn, không nên thức khuya, hạn chế táo bón, không nên nhịn tiểu,...