Xơ gan là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng chuyển hóa, dự trữ và thải trừ,... của gan. Vậy xơ gan có mấy giai đoạn? Làm sao để phòng và cải thiện hiệu quả căn bệnh này? Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh xơ gan và trả lời các thắc mắc trên mời bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Xơ gan là gì?
Xơ gan là một bệnh mạn tính được đặc trưng bởi sự thay thế các tế bào gan lành bằng mô xơ sẹo gây rối loạn chức năng chuyển hóa, thải trừ, tích lũy,... Nghiện rượu, viêm gan siêu vi B và C, và bệnh gan nhiễm mỡ,... là những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh xơ gan.
Ở thời kỳ đầu, xơ gan không có triệu chứng rõ ràng, khi bệnh tiến triển người mắc thường có biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa như: Mệt mỏi, kém ăn, vàng da, da sạm, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, phù, ngứa ngáy, cổ trướng, suy giảm chức năng tình dục,... Nếu bệnh tiến triển nặng có thể xuất hiện các triệu chứng như nôn ra máu và đi ngoài phân đen do vỡ tĩnh mạch thực quản, hôn mê gan, suy thận,...
Xơ gan thường gây rối loạn chức năng gan
Xơ gan có mấy giai đoạn?
Bệnh xơ gan được chia làm 4 giai đoạn theo mức độ tổn thương khác nhau. Cụ thể:
Giai đoạn 1
Mặc dù giai đoạn này người bệnh thường không có biểu hiện bệnh lý, tuy nhiên, ở bên trong cơ thể, gan đã bắt đầu bị viêm và dần trở nên xơ hóa. Lúc này người mắc thường cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng do chức năng chuyển hóa của gan bị suy giảm. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này áp lực tĩnh mạch cửa đang tăng dần. Các mô xơ hóa xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy người mắc cần được loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, để tăng khả năng phục hồi gan.
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3, người mắc thường gặp phải tình trạng cổ trướng. Lúc này, lượng dịch tại ổ bụng tăng nhanh báo hiệu gan đã bị xơ hóa nghiêm trọng. Ghép gan là phương pháp được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị trong giai đoạn này. Khi bị xơ gan giai đoạn 3 người mắc thường có biểu hiện: Ăn không ngon, sụt cân nhanh, mệt mỏi, lo lắng, thở nhanh, vàng da, ngứa ngáy, khó chịu, đường huyết tăng giảm thất thường, phù ở chân và mắt cá,...
Giai đoạn 4
Ở giai đoạn này, lá gan đã bị xơ hóa trầm trọng. Người mắc thường gặp phải biến chứng như: Xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan hay tăng áp lực tĩnh mạch cửa với các triệu chứng;
- Mệt mỏi về tinh thần.
- Rất buồn ngủ.
- Lòng bàn tay son.
- Tính cách thay đổi.
- Suy thận và dẫn tới thiểu niệu.
- Sốt cao.
- Viêm màng bụng.
Xơ gan thường có 4 giai đoạn
Các biện pháp phòng và cải thiện tình trạng xơ gan
Xơ gan có thể tiến triển thành ung thư gan đe dọa đến tính mạng của người mắc. Để phòng và cải thiện tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng, người mắc cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tiêm phòng viêm gan B đầy đủ cho bản thân và gia đình, đặc biệt là những người xung quanh bệnh nhân viêm gan B.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng. Nếu có vấn đề về gan như tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan,... phải chú ý điều trị triệt để.
- Hạn chế uống rượu bia, thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ.
- Đối với những người bệnh bị viêm gan B, C cần được điều trị tích cực và theo dõi chặt chẽ.
- Không sử dụng chung những dụng cụ có thể gây trầy xước dính máu như bàn chải đánh răng, kim tiêm, kìm bấm móng tay, dụng cụ xăm.
- Tránh các hóa chất gây ung thư, không ăn gạo, ngũ cốc nhiễm nấm mốc aflatoxin.
- Duy trì trọng lượng hợp lý, tránh tăng cân,…
Giải pháp dành cho người bị xơ gan từ thảo dược
Xơ gan là bệnh cực kỳ khó chữa. Việc điều trị hiện nay nhằm:
- Làm chậm sự tiến triển xơ gan.
- Tăng cường chức năng gan.
- Tái tạo phần tế bào gan bị xơ, bảo vệ các tế bào gan còn khỏe mạnh.
- Giảm thiểu tối đa các nguy cơ biến chứng do xơ gan gây ra.
Do đó, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm một số dược liệu có công dụng tăng cường chức năng gan, giảm sự tiến triển của xơ gan và thành phần silybin phospholipids.
Sự kết hợp này mang tác dụng ưu việt do tác động toàn diện:
Ức chế chế sự phát triển các mô xơ, mô sẹo
Silybin phospholipids: Đây là thành phần giúp ức chế sự phát triển của các mô xơ, mô sẹo. Silybin phospholipids là phức hợp của silybin và phospholipids giúp chống viêm, bảo vệ tế bào gan. Silybin là thành phần chính của silymarin (trong cây kế sữa) có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và bảo vệ tế bào. Đây là hoạt chất có tác dụng hạn chế sự hình thành của các chất gây viêm như: Leukotriene, Interleukin, TNF – alpha, TNF – beta,… giúp cải thiện căn bệnh xơ gan hiệu quả.
Silybin phospholipids có tác dụng ngăn ngừa các tổ chức xơ sẹo
Cà gai leo: Các hoạt chất Alkaloid, Flavonoids trong Cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa, phân hủy các gốc tự do, bảo vệ tế bào (đặc biệt là tế bào gan) tránh khỏi tổn thương do gốc tự do, các chất độc, các tác hại của rượu, bia. Hơn thế, cà gai leo có đặc tính ức chế sự phát triển của xơ gan
Giải độc, nâng cao chức năng của gan
Diệp hạ châu đắng: Đây là một loại thảo dược giúp làm mát gan, giải độc, ngăn chặn quá trình phát triển của các loại virus như virus viêm gan B, C gây tổn thương tế bào gan dẫn đến tình trạng xơ gan.
Lồng đèn: Theo Y học cổ truyền, cây lồng đèn tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu đàm, chỉ khát, tán kết. Gần đây, người ta thấy rằng hoạt chất trong cây lồng đèn có tác dụng chống oxy hóa tế bào, chống gốc tự do, ngăn ngừa các tổn thương, hỗ trợ phục hồi, tái tạo tế bào gan hiệu quả.