Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Ở giai đoạn này, nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần nắm rõ phương pháp điều trị để bệnh không tiến triển thêm. 

Xơ gan cổ trướng là gì?

Xơ gan cổ trướng còn được gọi là xơ gan mất bù. Đây là bệnh lý về chức năng gan, và là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, khi đó khả năng phục hồi, thải độc ra khỏi cơ thể của gan không còn.

Hiện tượng bụng của người bệnh phình to do có sự tích tụ dịch, được gọi là cổ trướng. Ở người bình thường, khoang màng bụng giữa lá thành và lá tạng là một khoang ảo không chứa nước. Nếu khoang ảo này xuất hiện một lượng dịch thì gọi là tràn dịch màng bụng hay cổ trướng. Dịch cổ trướng có chứa một lượng lớn protein dạng albumin, màu vàng nhạt.

xo-gan-co-truong-co-the-nguy-hiem-den-tinh-mang-cua-nguoi-benh.jpg

Xơ gan cổ trướng có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

Người mắc xơ gan cổ trướng có bụng phình to và bị xệ xuống, nổi nhiều mạch máu dưới da bụng, gây đau đớn và mệt mỏi. Xơ gan thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, đa phần người bệnh chỉ đi khám khi thấy dấu hiệu bụng phình to bất thường. Khi đó, tình trạng bệnh đã rất nghiêm trọng và không còn khả năng phục hồi. Lúc này, gan không còn chức năng thải độc, bị xơ hóa hoàn toàn thành mô xơ và các nốt.

Do đó, nếu bạn thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì nên đi khám sớm để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Biểu hiện xơ gan cổ trướng 

Ở giai đoạn xơ gan cổ trướng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn do các tế bào gan đã bị xơ hóa hoàn toàn, chức năng gan suy giảm. Lúc này, cấu trúc gan đã bị xơ hóa khoảng 80 - 90%, không còn khả năng phục hồi, dễ dàng nhận thấy các triệu chứng của xơ gan cổ trướng như:

  • Sức khỏe người bệnh bị suy kiệt, gầy yếu, giảm cân đột ngột trong khoảng thời gian ngắn.
  • Hai chân bị phù, mềm, ấn vào có vết lõm, mất 1 - 2 phút vết lõm mới biến mất.

Người bị xơ gan cổ trướng thường gầy yếu, đau hạ sườn phải, vàng da

Người bị xơ gan cổ trướng thường gầy yếu, đau hạ sườn phải, vàng da

  • Dấu hiệu vàng da ngày một rõ hơn. Ban đầu, màu vàng xuất hiện trên các niêm mạc, sau đó lan ra toàn thân.
  • Hệ tiêu hóa rối loạn nghiêm trọng, người bệnh đại tiện ra phân đen, bụng to do dịch cổ trướng xuất hiện.
  • Khi gan không còn khả năng thải độc sẽ làm xuất hiện các biểu hiện như: Suy thận, sao mạch trên da, môi, lưỡi, niêm mạc mắt nhợt nhạt, tiêu chảy, sụt cân, thiếu máu, bầm huyết dưới da do viêm phúc mạc,...

Nguyên nhân dẫn đến xơ gan cổ trướng

Có nhiều yếu tố gây nên tình trạng này, tuy nhiên, một số nguyên nhân phổ biến đó là:

  • Do lạm dụng rượu bia: Người nghiện rượu bia và đồ uống chứa cồn sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến gan ngày càng bị tổn thương, làm tăng nguy cơ bị xơ gan.
  • Do virus gây viêm mạn tính: Người mắc viêm gan B, viêm gan C nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sẽ dẫn đến xơ gan. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, đa phần đều dẫn đến biến chứng xơ gan cổ trướng và có nguy cơ tử vong cao.

Description: https://lh5.googleusercontent.com/y8Axevgxc-Vq5gnhwcpu3IEFQjXe0pMwb1OYMCPm1cyOv9KnQ8kITu-S9KrlWKEdP8C7-d7AsgGAXZ67eSOnnIiD7CNcTHXor9zj_sLwpsDgcF2LQm8QoncGVu3OEsSJzvz4fmtl

Viêm gan kéo dài có nguy cơ biến chứng thành xơ gan

  • Nhiễm những chất độc hại: Khi cơ thể nhiễm phải những chất như: Asen, thạch tím,... hoặc bị tắc mật cũng gây ra xơ gan. Thường gặp ở những người làm việc trong môi trường đặc thù như: Khai thác mỏ, nhà máy xử lý hóa chất,...

Phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng có thể phát triển thành ung thư và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Điều trị xơ gan cổ trướng tuy không thể hồi phục hoàn toàn chức năng gan, nhưng sẽ hạn chế được những tổn thương và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

  • Nguyên tắc điều trị: 
  • Dự phòng biến chứng của bệnh: Nhiễm trùng dịch cổ trướng, xuất huyết tiêu hóa, tiền hôn mê gan.
  • Dự phòng tiến triển bệnh: Nâng độ xơ gan, ung thư gan.
  • Kết hợp phục hồi chức năng gan.
  • Điều trị bằng thuốc
  • Những loại thuốc thường điều trị xơ gan cổ trướng bao gồm: Thuốc rối loạn đông máu, tăng đào thải mật, thuốc lợi tiểu, thuốc dự phòng xuất huyết tiêu hóa.
  • Điều trị cổ trướng: 
  • Giảm lượng muối hàng ngày xuống dưới 2g/ ngày
  • Uống ít nước: Dưới 1 lít nước/ ngày.
  • Theo dõi điện giải đồ, cân nặng và nước tiểu thường xuyên.
  • Bệnh nhân bị cổ trướng ít và vừa có thể dùng lợi tiểu. Nhưng nếu bệnh nhân cổ trướng nhiều khiến bụng căng tức, khó thở, cần kết hợp uống thuốc lợi tiểu và chọc tháo dịch 2 - 3 lít theo chu kỳ 2 - 3 ngày/lần và truyền albumin 8-10g/l dịch cổ trướng tháo đi.
  • Trường hợp cổ trướng nhiều gây khó khăn cho việc điều trị, đã dùng lợi tiểu liều cao spirolactone 400mg và furosemide 160mg/ ngày nhưng vẫn không đáp ứng thì phải chọc cổ trướng nhiều lần trong 1 tuần và truyền albumin 8g/l dịch cổ trướng tháo đi hoặc dùng TIPS, làm shunt màng bụng hay ghép gan.
  • Điều chỉnh thói quen, chế độ sinh hoạt
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Không ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa trong ngày, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ. Ăn nhạt, hạn chế muối. Hạn chế dùng thực phẩm chất lỏng để ngăn ngừa sự tích lũy qua mức dịch lọc trong cơ thể. Tích cực sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất có trong rau, củ, quả.
  • Người bệnh có dấu hiệu phù nên giảm bớt chất đạm trong khẩu phần ăn, thay thế chất đạm động vật bằng chất đạm thực vật.
  • Kiêng hoàn toàn rượu, bia, thuốc lá và những chất có hại cho gan.

Không uống rượu bia khi bị xơ gan cổ trướng

Không uống rượu bia khi bị xơ gan cổ trướng

  • Không thức khuya, dành nhiều thời gian cho nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày.

Cải thiện xơ gan cổ trướng nhờ thảo dược 

Xơ gan cổ trướng là bệnh khó chữa, mục tiêu điều trị chủ yếu là: Làm chậm tiến triển của bệnh, tăng cường chức năng gan, ngăn ngừa biến chứng xảy ra và tái tạo phần tế bào gan đã bị xơ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài khiến gan phải hoạt động nhiều hơn, tạo thêm gánh nặng cho gan, hệ quả là chức năng lại càng suy giảm. Do đó, để đạt được mục tiêu điều trị, đồng thời khắc phục nhược điểm thuốc tây, người bệnh nên sử dụng các thảo dược và thành phần silybin phospholipids có tác dụng:

Ức chế chế sự phát triển các mô xơ, mô sẹo

Silybin phospholipids: Đây là thành phần giúp ức chế sự phát triển của các mô xơ, mô sẹo. Silybin phospholipids là phức hợp của silybin và phospholipids giúp chống viêm, bảo vệ tế bào gan. Silybin là thành phần chính của silymarin (trong cây kế sữa) có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và bảo vệ tế bào. Đây là hoạt chất có tác dụng hạn chế sự hình thành của các chất gây viêm như: Leukotriene, Interleukin, TNF – alpha, TNF – beta,… giúp cải thiện căn bệnh xơ gan hiệu quả.

 Silybin phospholipids có tác dụng ngăn ngừa các tổ chức xơ sẹo

 Silybin phospholipids có tác dụng ngăn ngừa các tổ chức xơ sẹo

Cà gai leo: Các hoạt chất Alkaloid, Flavonoids trong cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa, phân hủy những gốc tự do, bảo vệ tế bào (đặc biệt là tế bào gan) tránh khỏi tổn thương do gốc tự do, các chất độc, những tác hại của rượu, bia. Hơn thế, cà gai leo có đặc tính ức chế sự phát triển của xơ gan.

Giải độc, nâng cao chức năng của gan

Diệp hạ châu đắng: Đây là một loại thảo dược giúp làm mát gan, giải độc, ngăn chặn quá trình phát triển của các loại virus như virus viêm gan B, C gây tổn thương tế bào gan dẫn đến tình trạng xơ gan.

Tăng cường miễn dịch, ngăn chặn các tác nhân gây hại cho tế bào gan

Lồng đèn: Theo y học cổ truyền, cây lồng đèn tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, tán kết. Gần đây, người ta thấy rằng, hoạt chất trong cây lồng đèn có tác dụng chống oxy hóa tế bào, ngăn ngừa các tổn thương, hỗ trợ phục hồi, tái tạo tế bào gan hiệu quả.

Dimethylglycine: Dimethylglycine (DMG) là một dẫn xuất của axit amin glycine. Nó được tìm thấy ở các tế bào thực vật, động vật và trong một số loại thực phẩm như: Đậu, ngũ cốc và gan. Dimethylglycine được sản xuất trong các tế bào ở quá trình chuyển hóa choline và được coi là chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, bảo vệ tế bào gan.