Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ có tỷ lệ xơ gan cao nhất thế giới. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm xơ gan hiện nay còn rất hạn chế dẫn đến tình trạng người bệnh nhập viện nhận chẩn đoán đã bị xơ gan giai đoạn cuối. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Xơ gan giai đoạn cuối chữa được không, có biểu hiện gì không? Hãy cùng với chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Xơ gan giai đoạn cuối là gì?
Xơ gan là bệnh gan mạn tính, xảy ra khi các tế bào gan bị xơ hóa, hoại tử được thay thế bằng các tế bào gan tăng sinh tạo thành tiểu thùy tân tạo bao bọc bằng những giải xơ làm biến đổi cấu trúc gan và hình thành mô sẹo.
Xơ gan được chia thành 4 giai đoạn bệnh (F1 - F2 - F3 - F4). Trong đó xơ gan giai đoạn cuối là giai đoạn F4. Xơ gan giai đoạn cuối còn được gọi là xơ gan cổ trướng hay xơ gan mất bù. Ở giai đoạn này, các tế bào gan mất đi hoàn toàn chức năng vốn có, xuất hiện các nhu mô gan lổn nhổn thành cục xơ và rắn. Bệnh xơ gan vào giai đoạn cuối chuyển biến xấu rất nhanh, sức khỏe người mắc suy giảm trầm trọng. Vì vậy, rất khó điều trị và có nguy cơ tử vong cao.
Hình ảnh so sánh tế bào gan bình thường và tế bào gan bị xơ
Triệu chứng bệnh xơ gan giai đoạn cuối
Bệnh xơ gan ở giai đoạn đầu có rất ít hay thậm chí không biểu hiện ra bên ngoài mà nó âm thầm phá hủy tế bào gan. Tới khi người mắc xuất hiện các triệu chứng rõ ràng trên lâm sàng thì có thể bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn cuối.
Triệu chứng bệnh xơ gan giai đoạn cuối bao gồm:
- Cổ trướng (có dịch trong ổ bụng), chướng bụng: Đây là triệu chứng dễ dàng nhận biết trên lâm sàng. Khi dịch trong ổ bụng tích tụ tạo áp lực lên thành bụng làm cho bụng phình to, da căng.
- Cơ thể phù nề, mặt nặng.
- Vàng da toàn thân, vàng mắt, vàng niêm mạc nặng.
- Hội chứng não gan với biểu hiện nhận thức người bệnh không rõ ràng, tinh thần không minh mẫn, rối loạn vận động.
- Đau tứ chi, khó ngồi dậy đi lại
- Biếng ăn, sụt cân, buồn nôn,...
- Suy giảm trí nhớ.
- Xét nghiệm thấy men gan tăng cao, tăng bilirubin tự do và rối loạn các yếu tố đông máu.
Xơ gan gây vàng mắt, vàng da, đau hạ sườn và sưng bụng
>>>XEM THÊM: Triệu chứng xơ gan các giai đoạn
Xơ gan giai đoạn cuối có nguy hiểm không?
Xơ gan giai đoạn cuối rất nguy hiểm. Theo nhiều thống kê cho thấy, xơ gan là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong cao, đứng top 3 chỉ sau bệnh tim và ung thư. Một số biến chứng nguy hiểm của xơ gan giai đoạn cuối đe dọa tính mạng người bệnh như:
- Hôn mê gan (não gan): Biểu hiện ban đầu của bệnh lý não gan là tinh thần lờ mờ, nhận thức không còn rõ ràng. Sau đó, các biểu hiện dần rầm rộ trên lâm sàng như rối loạn chữ viết, khó khăn vận động, tính tình cáu gắt, câu chữ nhát gừng,...
- Xuất huyết tiêu hóa: Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản gây xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện nôn ộc ra máu tươi, sốc do mất máu quá nhiều. Tiên lượng tử vong nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.
- Ung thư biểu mô tế bào gan: Nguyên nhân gây ung thư gan thường gặp nhất là xơ gan do virus.
>>>XEM THÊM: Xơ gan có lây không?
Phương pháp điều trị xơ gan giai đoạn cuối
Phác đồ lý tưởng cho người bệnh xơ gan giai đoạn cuối hay mất bù là ngăn ngừa xơ gan tiến triển, điều trị kịp thời các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Điều trị xơ gan mất bù bằng thuốc
Người bệnh sẽ được dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng, hạ natri máu, cổ trướng nhẹ và rối loạn đông máu.
- Điều trị cổ trướng chưa có biến chứng: Kết hợp thuốc lợi tiểu kháng aldosteron và furosemid. Trường hợp người bệnh có đáp ứng thì theo dõi cân nặng, lượng nước tiểu,... Nhưng khi người bệnh không có đáp ứng với thuốc lợi tiểu thì sẽ tiến hành chọc tháo dịch ổ bụng phối hợp với truyền albumin.
- Điều trị nhiễm trùng dịch ổ bụng: Dùng kháng sinh theo phác đồ. Tùy theo mức độ nhiễm trùng của người bệnh để lựa chọn dùng kháng sinh đường uống hay tĩnh mạch.
Người bệnh được điều trị bằng thuốc thì cần theo dõi điện tim, điện giải đồ, huyết áp để điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.
Người bệnh xơ gan giai đoạn cuối dùng thuốc để điều trị cổ trướng, nhiễm trùng
Chọc hút dịch khi cổ trướng nặng
Chọc hút dịch cổ trướng được bác sĩ chỉ định khi cổ trướng quá to hoặc người có bệnh lý nền tim, gan, thận nhằm giảm áp lực lên ổ bụng và cải thiện hô hấp.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là gây ra một số biến chứng nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe người bệnh như: Vỡ ổ dịch, nhiễm trùng,...
Điều trị giãn vỡ tĩnh mạch thực quản
Người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản sẽ được cầm máu qua nội soi và sử dụng thuốc với tác dụng làm giảm áp lực tĩnh mạch. Đồng thời, người bệnh cần được nhanh chóng thực hiện các thủ thuật chống sốc do mất máu quá nhiều như: Truyền máu, truyền yếu tố đông máu, sử dụng vòng thun thắt tĩnh mạch đang chảy máu và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng kháng sinh.
Ghép gan hoặc ghép tế bào gốc
Ghép gan là phương pháp điều trị triệt căn. Tuy nhiên, hiện nay số lượng tạng được hiến tặng rất ít so với nhu cầu cần ghép gan.
Ngoài ra hiện nay phương pháp ghép tế bào gốc đã được nhiều bệnh viện áp dụng điều trị cho người bệnh. Ghép tế bào gốc là dùng những tế bào gốc từ cơ thể đưa vào gan với mục đích hỗ trợ cho các tế bào gan đã bị suy giảm chức năng.
Tăng cường chức năng gan nhờ thảo dược
Bên cạnh việc điều trị các biến chứng nguy hiểm của xơ gan, người bệnh nên sử dụng thảo dược giúp bảo vệ gan, nâng cao thể trạng. Các thảo dược có hoạt tính trên gan như: Cây kế sữa, cao diệp hạ châu kết hợp với cao cà gai leo, cây lồng đèn,... đã được nghiên cứu giúp bổ gan. Trong đó:
- Hoạt chất Silymarin trong cây kế sữa được ứng dụng rộng rãi với tác dụng bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại như rối loạn lipid máu, rượu bia, thuốc lá,... Trong đó thành phần Silybin chiết xuất hỗn hợp flavonoid Silymarin được tác giả SS Sun và cộng sự (2019) nghiên cứu chứng minh có tác dụng giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, bảo vệ tế bào gan, điều hòa chức năng chuyển hóa ở gan.
- Cao diệp hạ châu đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, tăng cường chức năng gan, kháng virus viêm gan B, kích thích tiết dịch mật,...
- Cà gai leo có tác dụng hỗ trợ điều trị virus viêm gan B, tăng cường miễn dịch, cải thiện đáng kể các triệu chứng như vàng da, chán ăn, mệt mỏi,..
- Cây lồng đèn hay còn được gọi là cây tầm bóp có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị chống nhiễm trùng, bổ sung vitamin C cho cơ thể,...
Cây kế sữa được sử dụng nhiều với tác dụng bảo vệ tế bào gan
Sự kết hợp các thành phần trên có tác dụng hỗ trợ điều trị làm chậm quá trình tiến triển của xơ gan, tăng cường chức năng gan và nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cho người bệnh xơ gan
Quá trình điều trị xơ gan giai đoạn cuối, người bệnh nên hạn chế vận động và cần nghỉ ngơi tuyệt đối.
Các thực phẩm được khuyên nên dùng thường xuyên tốt cho gan gồm:
- Các loại rau xanh đậm màu, hoa quả tươi giàu vitamin A, C như: Súp lơ, rau cần, cà rốt, bí đỏ, cà chua, cam, chanh, bưởi, dâu tây,...
- Cung cấp lượng vừa đủ các thực phẩm chứa protein có lợi cho sức khỏe như: Phô mai tách béo, sữa (tách béo, ít béo), sữa chua, trứng, hải sản, thịt gia cầm, đậu hũ, đậu nành hay đậu đen,...
- Thay thế các chất béo từ động vật bằng dầu thực vật hoặc chất béo không bão hòa như: Dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu phộng,...
- Ưu tiên những thức ăn có lượng tinh bột thấp như: Gạo lứt, ngũ cốc khô,...
Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho gan
Những thực phẩm cần hạn chế khi bị xơ gan giai đoạn cuối:
- Đồ ăn nhiều muối và cay nóng như: Đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, ớt, tiêu,...
- Thực phẩm nhiều đường.
- Những thực phẩm có cholesterol cao như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,...
Những điểm cần lưu ý để cải thiện chức năng gan
Để bảo vệ gan trước nguy cơ tổn thương, xơ hóa, bạn cần lưu ý:
- Uống nhiều nước: Mỗi ngày cần uống đủ 1,5 – 2 lít nước. Khi cơ thể đủ nước sẽ tăng cường trao đổi chất và thanh lọc ở gan.
- Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, các đồ uống có ga hoặc hút thuốc lá.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như: Đạp xe, đi bộ, yoga,...
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về bệnh lý xơ gan giai đoạn cuối. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về bệnh lý này hãy để lại thông tin liên lạc dưới phần bình luận để nhận sự tư vấn miễn phí từ chuyên gia.
Tài liệu tham khảo